28 thg 11, 2010

HỘI THẢO KHOA HỌC

Các đại biểu dự Hội thảo (17giờ 27/11)
 Trong hai ngày 27-28/11 Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, Hội Toán học Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học các chuyên đề toán bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THPT tại trường Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định, với 14 báo cáo. Tiến sĩ KH Trần Văn Nhung nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đến dự và phát biểu đồng thời có báo cáo tham luận, Vụ trưởng Vụ Trung học học phổ thông Bộ GD-ĐT Vũ Đình Chuẩn đến tặng hoa và chúc mừng Hội thảo. Trên đường về Hà Nội đoàn đến thăm Đền Trần và khu quần thể Đền Phủ Giầy.
GSTSKH Nguyễn Văn Mậu khai mạc Hội thảo





Các Hoa khôi đến dự Hội thảo


dangnba- Với báo cáo Từ hệ quả tới đề thi Olympic


26 thg 11, 2010

Chờ nghe một lời xin lỗi


    Rất nhiều người hâm mộ hi vọng cuối cùng là Karate và Cầu mây dành HCV ở trận chung kết chiều 24-11, rồi cũng thất bại, HCV của đoàn thể thao Việt Nam tại Asiad 16 đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Nhớ bài thơ Sao không về vàng ơi của Trần Đăng Khoa năm 1967 làm nhiều người rơi nước mắt cả ngày qua cũng như hôm nay.
VĐV Hàn Quốc thị lực 1/10 vẫn dành huy chương vàng Asian 16
  Asian Games không chỉ là một trò chơi Châu lục, mà nó còn thể hiện sức mạnh, trí tuệ của cả dân tộc, chỉ còn một ngày nữa là Asian 16 bế mạc Trung Quốc đứng đầu với 181 HCV bỏ xa Hàn Quốc đứng thứ hai với 81 HCV, khu vực Đông Nam Á Malaysia đứng thứ 8 với 9 HCV, Philipin cũng có 3 HCV trên ta hai bậc. Chỉ quen với “ao làng” ta luôn vỗ ngực chỉ đứng sau Thái Lan, nay bước ra Châu lục ta không đủ sức ngoi ngóp đợi chờ, nguyên nhân vì sao những nhà quản lí của Bộ 4T đã rõ, đừng  chỉ là một lời xin lỗi như Asian 15.
   Hơn 10 ngày khắc khoải chờ "Vàng về", tưởng rằng về tay trắng cuối cùng cơn khát đó đã được giải tỏa vào chiều nay 25-11. Nữ VĐV Lê Bích Phương đã xuất sắc dành chiến thắng ở môn Karate hạng cân 55kg. Đây là niềm an ủi cho đoàn TTVN cũng như người hâm mộ trong nước.

24 thg 11, 2010

Sợ nhất kẻ sĩ bỏ mình mà đi

    Ngày 23-11 đại biểu Dương Trung Quốc nói trước hội trường Tôi thấy cách tư duy phát triển hiện nay của Chính phủ là không bình thường ?” câu nói ấy làm đau lòng nhiều cử tri, chẳng lẽ đất nước này như thế sao?  Đăng lại bài viết trên báo VH&TT chia sẻ cùng mọi người:
                                Phải biết sợ mới nên người
  Hồi còn trẻ, đang hăng hái mọi thứ, tôi hỏi cụ cử Mỹ người cùng làng: “Thưa cụ, con người ta có gan góc mới mong thành công chứ sợ là nhát, sao nên người được?”
Cụ cử nói:
“ Trẻ con biết sợ người lớn thì không hư”
Tôi hỏi tiếp:
“ Còn người lớn thì sợ ai thưa cụ?”
Cụ đáp:
“ Người lớn phải biết sợ người lớn nữa. Người lớn nữa thì phải biết sợ vua, sợ vong linh tổ tiên ông bà. Tất cả mọi người phải biết sợ lẽ phải và pháp luật. Không ai được cãi lẽ phải và pháp luật. ”
Tôi hỏi:
“ Thưa cụ, còn vua thì sợ nhất cái gì ạ?”
Cụ đáp:
“ Vua sợ nhất là kẻ sĩ bỏ mình mà đi. Cho nên vua Quang Trung phải mấy lần đến tận núi Hồng Lĩnh mời Nguyễn Thiếp. Vua Lê Thái Tổ luôn để chỗ trống bên tả mong chờ người hiền. Tề Tuyên Vương sợ Nhan Súc bỏ mình nên khi Súc bảo “Vua lại đây!”, Vua đến liền mà không dám mắng Súc vô lễ.”
Cụ cử Mỹ người làng Gôi Vỹ ( cùng làng với cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, thân sinh ông Nguyễn Khắc Viện). Cụ đỗ cử nhân, không ra làm quan, ở nhà đi uống nước chè, ăn khoai luộc, nói chuyện đạo lý.

23 thg 11, 2010

Đưa đẩy cho cấp trên thì chịu


   Theo dõi Quốc hội trả lời chất vấn, thấy không khí dân chủ được thể hiện, Chủ tịch QH mời Bộ trưởng Vũ Văn Ninh về chỗ do trả lời quá dài, chẳng khác nào thầy cô giáo nghe học sinh trả lời không đúng cho ngồi xuống “khỏi mất thời gian” .
  Ngay từ câu hỏi của đại biểu Đặng Như Lợi làm cho hội trường nóng lên: “Tổng tài sản của Vinashin trên giấy tờ gần 105.000 tỷ đồng,  nhưng với việc mua tàu, ca nô cũ như báo cáo thì giá trị thực tế của Vinashin còn bao nhiêu?”.
   Các đại biểu đều muốn biết con số giá trị tài sản còn lại của Vinashin, mất vốn bao nhiêu, nợ bao nhiêu? Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho hay: Con số cụ thể chỉ có sau khi công tác thanh tra, kiểm tra hoàn tất. “Tôi không có nói Vinashin không mất vốn. Nhưng tôi khẳng định Vinashin không mất hết”. Cách trả lời của ba Bộ trưởng và PTT Nguyễn Sinh Hùng rất thuộc đáp án, đều giống nhau là tái cơ cấu Vinashin: Năm nay Vinashin tiếp tục lỗ, sang năm sẽ lỗ ít, năm 2012 sẽ bớt lỗ hoặc hòa vốn trả nợ, sang năm 2013 có thể có lãi.
 Ông Nguyễn Minh Thuyết truy tiếp: “Bộ trưởng nói tôi nêu con số lỗ trên dưới 100.000 tỉ đồng là không chính xác. Xin thưa, chính xác là con số này tôi lấy từ báo cáo Chính phủ. Sáng nay Bộ trưởng Ninh nói chưa mất hết. Nguyên nhân là Vinashin báo cáo không trung thực mà nay Chính phủ lại dựa vào báo cáo của Vinashin để kiểm toán, vậy thì có tin tưởng không?”. Câu hỏi gì mà khó vậy?

    Một lần nữa lại thấy các đại biểu đều không đồng tình với cách trả lời của các Bộ trưởng, có lúc Bộ trưởng phải “nợ” câu trả lời. Các đại biểu QH rất chuyên nghiệp nắm chắc luật hơn các Bộ trưởng. Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn:  “Căn cứ pháp lý nào để Chính phủ tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam”,  "Chính phủ trình ra dự án cực lớn, không được thông qua, nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu. Bộ trưởng dẫn ra biên bản cuộc họp Quốc hội có hợp lý không? Đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật". Ông nói tiếp "Quyết định của Bộ Chính trị chúng tôi đồng tình, quyền của Chính phủ chúng tôi đồng tình nhưng xin đừng lôi Quốc hội vào".
    Mặc dù sự trả lời của Bộ trưởng chưa thoả mãn song ông vẫn có lời phát biểu đầy trách nhiệm "Xin nói thành thật là chúng tôi nói ra những điều này rất đau lòng. Chúng tôi không thích gì làm mất lòng ai, nhưng trách nhiệm phải nói. Nhân dân giao cho Quốc hội, giao cho Chính phủ tài sản như thế, bây giờ xảy ra chuyện như vậy mà từ sáng tới giờ không ai chịu trách nhiệm cả, tôi không hiểu ra làm sao, hay cuối cùng trách nhiệm ở 500 đại biểu Quốc hội?"
    Đại biểu Dương Trung Quốc thẳng thắn: "Tôi chưa thỏa mãn câu trả lời của Bộ trưởng. Trong Quốc hội chúng ta luôn nói thiếu vốn, song Chính phủ lại đặt đường sắt cao tốc lên trên đường sắt phổ biến của thế giới là khổ 1,435 m. Loại đường này đáp ứng nhu cầu số đông người dân và nền kinh tế. Còn đường sắt cao tốc chỉ phù hợp người có tiền".
   Trước ý kiến tham luận của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho rằng Bộ KHĐT vô can trong vụ Vinashin do “luật” và có sự góp phần của các đại biểu QH, đại biểu Nguyễn Văn Thuận (kiêm Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội) phản pháo: "Tập đoàn nhà nước khác doanh nghiệp mà luật Doanh nghiệp quy định. Quốc hội đồng tình cho thí điểm tập đoàn thì bộ phải tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nghị quyết hay sửa luật Doanh nghiệp, vì ta có thể dùng một luật sửa nhiều luật". Ông Thuận đặt câu hỏi: “Vì sao bộ Kế hoạch đầu tư không báo cáo để sửa? Bộ không thể vô can được” và nhắc bộ trưởng Phúc “hết sức bình tĩnh” khi nói về vấn đề thẩm định, ban hành luật. 

  Cuộc chất vấn càng trở lên gai góc, gương mặt đại biểu nào đều mệt mỏi, thất vọng nhất là khi Bộ trưởng Giao thông vận tải cho rằng: Vận chuyển bô xít đang trong dự án có thể vận hành đường bộ, đường sắt, đường ống. Bình tĩnh lắm đại biểu Dương Trung Quốc mới nói  được “Tôi thấy cách tư duy phát triển hiện nay của Chính phủ là không bình thường ?”  

   Rõ ràng sự đùn đẩy trách nhiệm của các Bộ trưởng, chưa thấy trách nhiệm quản lý của mình trước Quốc hội, chẳng lẽ cứ mãi thế này sao?
 

Đừng hỏi và chưa thấy

   Nhớ ngày còn đi học đã đọc Mít đặc ở xứ sở Mặt trời của Ni-co-lai-no-xop
  (tamnhin.net) Cái đập ấy xây năm 2004, mới 6 năm nhưng đã rò rỉ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải triệt để xử lý. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam khởi công xây dựng đập khác vào ngày 17-10-2010 để ngăn sự cố từ đập kia, nhưng chưa xong thì đập kia đã bể.  

Đừng hỏi …

- Mít à, báo chí mấy hôm rày viết Vinashin nợ nần và thua lỗ bao nhiêu rồi?

- Dạ, theo Bộ Tài chính thì nợ có tăng chút đỉnh, 86.031 tỷ đồng nghĩa là tăng 31 tỷ so với tháng trước, gần gấp đôi thu ngân sách một năm của huyện ta. Còn tài sản trên sổ sách của Vinashin là 103.774 tỷ đồng.

- Sổ sách của cái doanh nghiệp báo cáo láo với Chính phủ ấy thì nói làm chi, thực tế tài sản Vinashin hiện nay còn bao nhiêu?

- Bộ Tài chính không cho biết cụ thể ạ.

- Vậy Bộ Tài chính có cho biết nợ quốc gia hiện bao nhiêu không?

- Hơn 56% GDP và Bộ Tài chính bảo vẫn an toàn.

- Ủa, mấy tháng trước, Bộ này bảo nợ quốc gia dưới 50% GDP nên an toàn, nay đã trên 56% GDP cũng vẫn an toàn là nghĩa làm sao?

- Bộ Tài chính không giải thích nhưng có người nói, nếu vay để đầu tư sinh lời thì chưa đáng lo nhưng để tổ chức hội hè vui chơi thì đã rất đáng lo.

- À, nói chuyện hội hè, lễ hội 1.000 năm tiêu hết bao nhiêu tiền?

- Mới biết là tốn rất nhiều mà chưa biết bao nhiêu vì đến nay chưa quyết toán ạ.

- Sao quản lý, chi tiêu tiền bạc của dân mà cứ mập mập mờ mờ như thế hả Mít?

- Dạ, người ta đang khuyên dân là đừng hỏi con số cụ thể.

Chưa thấy

- Hóa ra, việc bể đập chứa bùn đỏ ở mỏ sắt Nà Lũng trên Cao Bằng tối 5-11 đã được cảnh báo nhưng vẫn để xảy ra.

- Đâu mà có thông tin đó hả Mít?

- Báo đăng. Cái đập ấy xây năm 2004, mới 6 năm nhưng đã rò rỉ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải triệt để xử lý. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam khởi công xây dựng đập khác vào ngày 17-10-2010 để ngăn sự cố từ đập kia, nhưng chưa xong thì đập kia đã bể.

- Ủa, cái đập bị bể ấy của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam sao?

- Dạ, Tập đoàn là công ty mẹ của công ty con bể đập. Tập đoàn cũng vừa tuyên bố là bùn đó không chứa hóa đất độc hại.

- Nghe giống vụ bể đập chứa bùn đỏ bên Hung-ga-ry quá ta. Khi mới bể, ông tổng giám đốc điều hành công ty mẹ có công ty con bể đập cũng tuyên bố là bùn đỏ không chứa các chất độc hại. Mít có nhớ lúc đó ông Bộ trưởng Bộ Môi trường Hung-ga-ry nói một câu rất nổi tiếng không?

- Có ạ, ông Bộ trưởng thách ông Tổng giám đốc kia tắm trong hồ chứa bùn đỏ.

- Mít đọc nốt bài báo xem ở ta có ai nói được câu nào tương tự không?

- Dạ, chưa thấy ạ.

Sáu Nghệ

22 thg 11, 2010

Không có đáp án là chịu


   Sáng nay Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời câu hỏi của các đại biểu QH. Đại biểu Đặng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) nêu câu hỏi việc xả lũ các hồ thủy điện thời gian qua góp phần cùng mưa lũ làm tăng thiệt hại cho người dân, Bộ trưởng đã giải trình nhưng rất chung chung. Cử tri rất khó hiểu về sự  trả lời này không có số liệu cụ thể để minh chứng cho sự vô can của việc xả lũ hồ thủy điện.
  Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng câu hỏi của bà Hương không có trong câu hỏi gửi tới Bộ trưởng nên không trả lời. Đại biểu Hương truy tiếp: những câu hỏi này nằm trong các vấn đề cử tri vùng lũ đưa ra cần được trả lời hôm nay, cách nói của Bộ trưởng Hoàng không thể chấp thuận được. Hoá ra Bộ trưởng chẳng khác gì học sinh không có đáp án là bó tay, mặc dù đây là nội dung được "hạn chế" trong chương trình trả lời chất vấn. Có phải Bộ trưởng không thuộc bài hay né tránh?  Nếu bạn là giám khảo bạn sẽ cho điểm gì?
  Trong bóng đá trọng tài giơ thẻ vàng khi cầu thủ câu giờ, Chủ tịch QH nhắc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không ít hơn ba lần, hãy trả lời trực tiếp câu hỏi không vòng vo, nhưng vẫn thế mắc tội "trên bảo dưới không nghe".
  Trái ngược với ông Võ Hồng Phúc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải muốn bảo vệ cho Bộ trưởng Hoàng để thấy sự ưu việt của điện lực VN, so sánh giá điện của ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapo, Malaysia...nhưng thử hỏi JDP (thu nhập bình quân đầu người) của họ từ 5000-6000 USD, còn Việt nam 1200 USD họ gấp mấy lần ta, việc trả thêm một vài cen cho một số điện chả là gì.

20 thg 11, 2010

Hình ảnh ngày 20-11-2010

Học sinh Thanh Hà Hải Dương cách đây 30 năm
Học sinh trường Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương
Gặp gỡ tại nhà hàng

Trò nối nghiệp thầy đã là cán bộ giảng dạy đại học

19 thg 11, 2010

Bình ổn giá đồng nghĩa với nén lò xo

Chính phủ kiên quyết giữ lạm phát không quá hai con số, đưa ra nhiều biện pháp tích cực. “Bình ổn giá thực chất như việc “nén lò xo”, nén quá nó sẽ “bật lại” và bật rất mạnh. Lâu dài không có biện pháp nào hiệu quả bằng điều chỉnh cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư”, chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh có bài trả lời phỏng vấn sau:
   Mục tiêu của chính sách bình ổn giá là để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh lạm phát đang tái diễn và có nguy cơ tăng cao từ nay đến cuối năm. Ông có cho rằng chương trình bình ổn giá thời gian gần đây đã đạt được mục tiêu hay không?
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Chính phủ có hai mục tiêu đó là muốn tăng trưởng cao nhưng lại phải kiềm chế lạm phát ở mức độ thấp. Hai mục tiêu này luôn luôn mâu thuẫn với nhau. Muốn tăng trưởng cao và giữ ổn định tăng trưởng thì phải tăng tín dụng, tăng cung tiền. Nhưng từ đó dẫn tới nguy cơ mất cân đối hàng - tiền, dễ dẫn đến nguy cơ lạm phát cao, khó có thể kiềm chế. Vừa qua để kiềm chế lạm phát Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó bên cạnh chính sách bình ổn giá còn triển khai các biện pháp để kiểm tra giá cả hàng hóa, đăng ký giá… Xét về mặt ý nghĩa thì cần phải trân trọng những biện pháp đó của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, đây là những biện pháp hành chính, chỉ có tác dụng hạn chế phần nào, về lâu dài lạm phát vẫn đang diễn biến rất phức tạp. 90% tổng sản phẩm quốc nội đều từ nhập khẩu, nhập siêu luôn luôn cao trong bối cảnh giá hàng hóa trên thế giới cũng tăng cao thì lạm phát rất khó khăn để kiềm chế.
  Mặc dù rất nhiều nước sử dụng chính sách bình ổn giá như là một công cụ để kiềm soát sự tăng giá của hàng hóa, tuy nhiên cũng có không ít ý kiến lo ngại chính sách bình ổn giá đi ngược lại quy luật thị trường, can thiệp một cách hành chính vào mối quan hệ cung cầu nên sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn, đôi khi còn lãng phí nguồn lực? Ông có đồng tình với ý kiến này?
- Như trên tôi đã nói, thực chất của chính sách bình ổn giá là dùng biện pháp hành chính để kiểm soát việc tăng giá. Do vậy nó chỉ có tác dụng và đem lại hiệu quả trong ngắn hạn. Bởi nhìn về căn nguyên của việc tăng giá là do cung tiền lớn nhưng không sản xuất ra hàng hóa gây mất cân đối cung cầu, dẫn đến lạm phát, giá cả hàng hóa tăng.
  Mặt khác, việc Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đưa một lượng tiền lớn ra dể bình ổn giá nhưng không kiểm soát được giá các mặt hàng khi bán ra thì dẫn đến việc tiền dành cho bình ổn giá sẽ rơi vào túi doanh nghiệp. Ý định tốt nhưng tôi cho rằng hiệu quả còn rất “phập phù” và vì vậy không thể tránh được việc lãng phí nguồn lực, ngân sách.
  Trên thực tế người nghèo ở khu vực nông thôn ít khi được tiếp cận với hàng hóa thuộc chính sách bình ổn giá bởi thực tế rất ít doanh nghiệp mặn mà với việc đưa hàng được trợ giá về nông thôn.Ồn cho rằng cần phải có chính sách gì để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt chủ trương này?
- Gần đây tại hội nghị tổng kết một năm việc đưa hàng về nông thôn đã cho thấy một thực tế các doanh nghiệp không muốn mang hàng về nông thôn. Hệ thống phân phối kém hiệu quả nên hàng hóa không về đến thị trường nông thôn. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu được ưu tiên như hoàn thuế, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nên rõ ràng họ thấy xuất khẩu lợi thì họ làm. Vì vậy muốn cho doanh nghiệp bán hàng hóa về vùng nông thôn thì phải có nhiều chính sách khuyến khích họ. Bởi nếu việc trợ giá chỉ được triển khai ở những thành phố lớn, tỷ trọng tiêu dùng cao, nơi tập trung nhiều người có thu nhập cao thì hiệu quả của chính sách đó sẽ hạn chế.
  Thời gian qua chính sách bình ổn giá được triển khai rất rầm rộ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với số tiền ngân sách bỏ ra rất lớn. Liệu việc đẩy mạnh ở địa phương A, ưu tiên doanh nghiệp B có là điều kiện tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng trong kinh doanh hay không? Có thể coi đây là mặt trái của chính sách bình ổn không thưa ông?
- Về nguyên tắc doanh nghiệp thực hiện chính sách bình ổn giá được nhận một số tiền nhất đinh để dự trữ hàng hóa, để bán đúng giá , thông thường phải thấp hơn giá thị trường ít nhất 10%. Tuy nhiên, trên thực tế hiêu quả đem lại rất “phập phù”. Trên thực tế các cơ quan chức năng không thể xác định được đâu là hàng hóa được trợ giá, đâu là hàng hóa không được trợ giá. Nói một cách cụ thể là không thể kiểm soát được đâu là kg gạo được trợ giá, đâu là kg gạo không được trợ giá. Ngoài ra cũng không thể kiểm soát được bao nhiêu % hàng hóa được bán với giá đã được trợ giá, bao nhiêu phần trăm bán với giá thị trường… Tất cả đều phụ thuộc vào sự làm ăn trung thực của doanh nghiệp. Và có doanh nghiệp trung thực nhiều, nhưng cũng có doanh nghiệp trung thực ít. Do đó, tôi e ngại về kết quả liệu 100% hàng hóa thiết yếu được trợ giá sẽ được bán theo đúng giá quy định.
  Vậy, theo ông với một nền kinh tế không sản xuất ra tỷ lệ hàng hóa cao mà đa số là nhập khẩu thì việc bình ổn giá có phát huy hiệu quả hay không, bởi bất chấp các biện pháp nỗ lực nhằm bình ổn giá thì giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu vẫn đang ngày một tăng cao?
- Về giải pháp lâu dài thì việc triển khai thực hiện chính sách bình ổn giá phải được thực hiện song song với việc điều chỉnh cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư thì mới hy vọng phần nào kiểm soát được lạm phát. Nếu tiếp tục đầu tư kém hiệu quả thì mục tiêu kiểm soát lạm phát sẽ khó lòng đạt được. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu hàng hóa, đặc biệt là phải đưa hàng về nông thôn. Hiện tại, các cơ quan quản lý đang bằng mọi biện pháp hành chính để kiểm soát đà tăng giá từ nay đến trước Tết nguyên đán, nhưng giá sẽ như cái “lò xo” nén mãi sẽ bật lên và chẳng ai có thể giữ cho nó không tăng mãi. Vì vậy, rõ ràng nguy cơ sau Tết sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều trong mục tiêu kiềm chế tăng giá.
- Xin chân thành cám ơn ông!

11 thg 11, 2010

Kỷ niệm 20-11 chuyện cũ đăng lại.

                                               Có lần chị nói "Thà đau một lần", như vậy có phũ phàng không?
                             SỐ PHẬN  

  Chị đã bước sang tuổi bốn lăm, tóc đã điểm những sợi bạc. Thời gian này chị có gầy đi nhưng vẫn giữ được nét đẹp dịu dàng, đôn hậu, kiêu sa của một người thiếu phụ có học. Với vẻ đẹp của chị mấy năm trước, nhiều chị em trong trường đã phải thốt lên:
- Mày xinh đẹp như vậy, là phụ nữ tao còn mê huống chi bọn đàn ông.
Thường những người phụ nữ nhan sắc, tài ba tục ngữ có câu “Hồng nhan bạc mệnh” có phải vì thế nên chuyện tình duyên trắc trở nó đã theo đuôỉ chị suốt đời.
    Chị sinh ra và lớn lên ở một thị xã miền trung du, bố chị là ông Đồ Nghệ ra ngoài này dạy học, lấy cô giáo cùng trường rồi lập nghiệp tại đó, cái thị xã nhỏ bé này dù chỉ là quê ngoại nhưng cả tuổi thơ cũng như những năm học đại học gắn bó với chị, bao nhiêu kỷ niệm vui buồn đã in sâu vào trí nhớ, mỗi khi cả nhà xum họp hay gặp lại các bạn tuổi ấu thơ cùng học ngày xưa chị kể vanh vách như mới ngày hôm qua.
    Thừa hưởng gen của bố, thời là sinh viên chị thông minh, học giỏi, có đề tài khoa học được báo cáo ở trường. Thầy chủ nhiệm ở đại học không gần gũi gắn bó học sinh như thầy chủ nhiệm phổ thông, nhưng thầy thường xuyên đến thăm chị ở kí túc xá, khi thì giúp chị phương pháp nghiên cứu khoa học, khi thì đưa chị mấy cuốn sách để tham khảo. Với linh cảm của một thiếu nữ chị biết thầy yêu mình, mấy cô bạn cùng phòng thỉnh thoảng lại trêu đùa với chị "thầy xin chết sao mày bỏ qua" lúc đó chị chỉ cười. Nhiều lần chị lảng tránh lấy lý do để không muốn gặp thầy. Song cái gì đến nó sẽ đến, hôm ấy thầy đến chơi mọi người trong phòng đi vắng, khác với mọi lần, thầy ngồi rất lâu mà chẳng nói gì, khi về thầy gửi chị cuốn sách trong đó có lá thư:
  “Em thân yêu! Chắc em không khỏi ngạc nhiên khi nhận lá thư này, thời gian cũng đã đủ để anh nói với em: Anh rất yêu em, em hãy tin điều đó là sự thực. Anh luôn mang hạnh phúc đến cho em và cùng em đi hết cuộc đời này”.
   Chị gấp thư, đi lại bên cửa sổ ngoài trời một không gian mênh mông với ánh sáng nhạt nhoè được hắt lên từ ngọn đèn dưới sân. Chị im lặng thở dài.
   Chị biết thầy là người của công việc, thời gian hàng ngày dành cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy sinh viên. Khu tập thể cán bộ, giáo viên của trường chỉ có thầy ăn với bếp sinh viên, thầy bảo ra chợ không biết mua bán. Mấy lời tỏ tình vụng về ấy cũng đủ biết thầy yêu chị thiết tha, ngược lại bao nhiêu lần gặp thầy, cũng như trong suy nghĩ chưa một lần trái tim chị rung động trước thầy.
  Thầy đâu có biết, lúc đó chị đang yêu một cậu cùng lớp hơn chị chưa đầy một tuổi, họ yêu nhau say đắm, suốt ngày bên nhau tưởng như trên đời này chỉ có họ mà thôi, không có sức cản nào làm xa rời được đôi uyên ương ấy. Năm cuối ở đại học hai người đã công khai với gia đình và bạn bè hẹn, báo cáo với tổ chức khoa xin về cùng nơi công tác, sau đó làm lễ cưới.
    Tốt nghiệp chị về dạy học quê bạn trai bên bờ sông Luộc. Cả nhà đều thương và lo ngại cho chị, đi về vùng quê nơi mà không có một người thân. Dù là chị cả nhưng từ nhỏ đến giờ chưa hề biết lo toan vất vả, mọi việc ở nhà đều do mẹ làm. Hôm nhận quyết định, cả bố mẹ xuống tận trường sắp xếp nơi ăn nghỉ cho chị, lúc chia tay hai mẹ con ôm nhau không muốn rời xa.
   Thời ấy dạy cấp 3 ở huyện rất được kính trọng, giáo viên được gọi là trí thức, nhưng cuộc sống của mọi người lúc đó đầy khó khăn vất vả. Chả thế mà có giai thoại được truyền nhau vừa buồn cười nhưng không khỏi chạnh lòng thời bao cấp, mọi mua bán hàng ngày là tem phiếu, trên bảng tin của cửa hàng thực phẩm ghi:
   "Ô 01 tháng 1 bìa C, D mọi cán bộ công nhân kể cả giáo viên được thêm 2 lạng thịt"
  Chị cũng như bao giáo viên khác, tháng nào cũng vậy chưa hết tháng đã không còn tiền lương, đã thế giáo viên mở lớp dạy thêm bị cắt danh hiệu tiên tiến. Mỗi khi về nhà bao giờ chị cũng xin mẹ khi thì lạng mì chính, hay túi cá khô, lúc thì can dầu đốt. Cuộc sống thiếu thốn vậy nhưng ai cũng vui chẳng thấy kêu ca, gặp nhau là cười đùa.
   Hết một học kỳ, bạn trai của chị xin nghỉ việc để đi xuất khẩu lao động ở Nga, ban đầu chị khóc và phản đối dữ dội, nghe mọi người phân tích và được thấy những người đi "Tây" thường xuyên gửi hàng hoá về giúp đỡ gia đình, cuối cùng chị cũng để anh đi. Đêm chia tay trước ngày anh sang Nga, chị đã trao cho anh tất cả đến bây giờ chị vẫn chưa quên cảm giác ngất ngây ấy.
   Sau hai năm chờ đợi, chị nhận được tin anh đã lấy vợ người Hà Nội cùng làm bên đó, rồi bỏ việc đi buôn bán quần áo không về nước.
   Tin ấy làm chị gục ngã tưởng như không vượt qua được, nhiều lúc chị không tin cho đây chỉ là giấc chiêm bao, cả tháng chị không ra khỏi nhà, niềm vui của chị chỉ còn là các em học sinh, và những lá thư động viên an ủi của cô em gái gửi ra cho chị. Mỗi khi đêm về gối chị thấm đầy nước mắt…
   Nghe gia đình và bạn bè chị định bỏ dạy học tìm việc khác gần bố mẹ. Chị buồn chán có hôm quên cả giờ lên lớp học sinh phải xuống tìm. Lúc đó cô bạn cùng trường giới thiệu cháu ông Phó chủ tịch huyện, một anh bộ đội chuyển ngành đến tìm hiểu và là chồng chị sau này. Tối nào anh cũng đi chiếc Honda 67 đến chơi, mỗi khi về thăm bố mẹ, anh làm "tài xế" đưa đón chị ra bến xe của tỉnh. Rồi anh ngỏ lời yêu chị, mẫu người như anh chị không bao giờ nghĩ tới, nhưng “mưa dầm thấm lâu” cuối cùng chị tặc lưỡi buông xuôi nhận lời lấy anh.
    Công việc của chồng chị hàng ngày giao nhận vật tư, tốt nghiệp cấp 3 rồi đi bộ đội nay chuyển ngành không học hành gì nhưng thu nhập gấp bốn, năm lần lương chị mà chẳng vất vả, đi muộn về sớm, thời buổi “xin và cho” chỉ một chữ ký cũng bằng cả tháng lương. Cưới nhau chưa đầy một năm vợ chồng chị đã xây được nhà, cuộc sống của chị là mơ ước của nhiều giáo viên trong trường. Hàng ngày chị đi dạy học, không phải lo gạo, thực phẩm, chất đốt… là những mặt hàng chiến lược của thời bao cấp, chỉ có điều chị thường xuyên phải nghe những câu:
- Hôm nay em thích ăn thịt nuộc hay thịt quay để anh mua?
- Em đừng phải no nghĩ nàm gì cả cứ để đấy cho anh!
- A ai gọi đấy...
  Mỗi khi nghe những câu như vậy chị chỉ muốn bịt tai, dù đang vui cũng tan biến. Đã thế khi cùng chị đi chơi với bạn bè anh lại hay nói, mọi người hiểu được chỉ cười như để an ủi chị. Song khổ nhất với chị là chuyện "chăn gối", nhiều đêm chị cứ vờ soạn bài, làm việc chờ anh đi ngủ trước, rồi chị mới vào giường, nửa đêm anh vùng dậy như con thú khát mồi, chị chỉ biết cắn răng, ràn rụa nước mắt.
  Ông trời như hiểu và thương chị, cho chị hai đứa con giống mẹ nhiều hơn giống bố, học giỏi chăm ngoan, đứa con gái lớn đã vào Đại học. Cháu hiểu và thương chị, mỗi khi ở trường về hai mẹ con ngồi bên nhau thủ thỉ, có đêm hai mẹ con nói chuyện đến gần sáng, cháu thường nói với chị:
- Mẹ đừng buồn, hai chị em con là hạnh phúc của mẹ rồi, sau này con sẽ ở với mẹ. Chị chỉ cười và nước mắt ràn rụa chảy ra.
    Do cơ chế thị trường xoá bỏ bao cấp, Công ty chồng chị làm ăn ngày càng khó khăn không còn được như trước, cán bộ lần lượt thay nhau nghỉ hoặc tự tìm nguồn hàng mua đi bán lại để có lãi chia nhau, sau nhiều ngày chống chọi cuối cùng Công ty giải thể, anh chẳng có bằng cấp gì do vậy không thể sắp xếp công việc ở huyện nên được nghỉ mất sức.
   Sau ngày nghỉ việc không biết làm gì có ít tiền phụ cấp chế độ trước khi nghỉ, anh cùng với mấy người bạn đi mua phân đạm và thuốc trừ sâu ở những cơ sở cũ về bán, được mấy chuyến đầu mua bán dễ dàng, chuyến sau không có giấy tờ chứng minh nguồn hàng Ban quản lý thị trường tịch thu hết, thế là trắng tay. Cả nhà chỉ còn trông vào đồng lương của chị, không còn đường nào khác chị liều về quê vay tiền bố mẹ mua máy khâu để làm thêm, sáng đí dạy chiều về nhận may gia công hoặc may quần áo trẻ em giao cho các bà bán ngoài chợ công rẻ mạt, thu nhập chẳng đáng là bao chỉ đủ để mua rau.
   Cũng năm ấy dạy thêm không còn cấm đoán, học sinh đến học chị ngày một đông, hàng tháng chị thu nhập chính bằng dạy thêm, đã mua sắm được nhiều đồ dùng đắt tiền, tiện nghi sinh hoạt trong nhà đầy đủ, bây giờ bọn trẻ trong trường lại mơ ước có một gia đình như chị .
   Chồng chị ngày càng thay đổi, thể hiện rõ bản chất của người ít học, không còn chăm chút cho chị như ngày xưa nữa, nhiều hôm hết tiết 5 ba mẹ con về anh đi chơi vẫn chưa nấu cơm, không mấy ngày là không đi cùng bạn bè uống rượu, có hôm say nằm ngoài cửa chị phải đưa vào nhà. Có tháng anh và chị không nói với nhau một câu, chị lầm lũi đi về như cái bóng.
   Vào một buổi trưa chị vừa nằm nghỉ để chiều đi dạy, tiếng chuông điện thoại bàn reo lên linh tính như có điều chẳng lành, từ đâu dây bên kia một giọng nói vội vàng:
- Chị ra ngay bệnh viện anh bị cảm bọn em đưa anh nằm ngoài đó.
Chị choàng dậy hốt hoảng dắt xe lao đi vừa đến cổng bệnh viện mấy người bạn của anh chạy lại dắt xe cho chị và đưa chị vào phòng cấp cứu.
  Chị chỉ còn nhận ra chiếc áo sơmi anh mặc, cả người anh dính đầy máu, mọi người vây xung quanh, cô y tá đang lau những vết máu trên mặt. Chị chạy lại bên anh chỉ thốt lên được một câu:
- Thật thế này ư. Rồi chị gục xuống bên anh.
  Hôm đó anh cùng mấy người bạn rủ nhau đi uống rượu trên thị trấn, trên đường về anh bị tai nạn giao thông.
  Chị ngồi bên quan tài, ôm chặt hai đứa con như không muốn rời ra. Chị gào, chị hét, chị khóc cho đến khi không còn nước mắt. Chị chẳng còn tâm trí nào để cảm tạ những người đến viếng, thẫn thờ như cái xác. Họ nhìn chị với ánh mắt đầy xót xa.
  Có phải chị khóc thương anh hay khóc thương cho chính bản thân mình?
   Hôm sau tổ chức đưa tang anh, từ nghĩa trang về mấy người phải đi bên dìu chị. Đến cửa chị kịp nhận ra thầy Chủ nhiệm và các bạn sinh viên năm xưa, thầy đưa tay đỡ chị vào nhà. Chị nấc lên và ôm lấy thầy:
- Thầy ơi sao số em khổ thế!
                                                   HN Tháng 10-2009

Góp ý Văn kiện Đại hội XI


BIÊN BẢN HỘI THẢO KHOA HỌC
HỘI KHOA HỌC KINH TẾ VN và TRUNG TÂM TT và DBKT – XHQG
Chủ trì: GS Trần Phương, Chủ tịch Hội KHKTVN
Thành phần:
- Hội KHKT – XH QG
- Một số thành viên Tổ Biên tập Cương lĩnh
- Một số cán bộ nghiên cứu (được mời)
Nội dung: Góp ý cho các Dự thảo Văn kiện Đại hội XI của Đảng.
1. GS Trần Phương: Đề nghị nói ngắn, nói rõ: muốn sửa điều này, bổ sung điều kia thôi, không cần giải thích vì mọi người đều đã đọc, đã biết cả. Nói ngắn để nhiều người được nói, và nghe đươc ý kiến của nhiều người.
2. GS Đào Công Tiến: Không nên giữ “kim chỉ nam” như cũ. Phải coi cái đúng ở mọi thuyết đều là nền tảng tư tưởng.
Cần nhận thức lại CNXH, CNXH như cách hiểu chính thống, ngòai khẩu hiệu “Dân giàu nước mạnh” như mục tiêu thì được; nhưng 3 đặc trưng ở mô hình trong đó Đảng CS toàn trị, đấu tranh giai cấp, …thì cần thay bằng một mô hình văn minh hơn. Ở đó, dân quyền, pháp quyền phải là tối cao. Hiện nay cần tăng cường tư tưởng khoan sức dân (như Di chúc của Bác Hồ).
Các giải pháp đột phá: phải nhằm vào cải cách chính trị (chứ không chỉ kinh tế).
3. Ông Việt Phương: Nay người ta không quan tâm góp ý vào văn kiện, vì cho rằng ĐH nào cũng chủ yếu là vấn đề nhân sự thôi. Về văn kiện, có 5 ý sau:
- Quá dài, rất trùng lắp
- Đã có một số chủ trương đúng, mới đã được ghi nhận trước đây. Không được tước bỏ đi. Phải đưa trở lại + nhiều cái mới nữa. Những cũ kỹ, lạc hậu, sai lầm quay lại nhiều quá.
- Rất nhiều điều chỉ có thể là dự báo KH lại coi là chủ trương, Ví dụ: Đến giữa thế kỷ XXI Việt Nam thành thế này, thế kia.
- Giữa các văn kiện không có tư tưởng thống nhất
- Văn kiện bị tụt lùi xa so với đại hội Đảng IX, đại hội Đảng lần thứ X.
Nếu có thể sửa chữa tí nào thì tốt. Hoặc nên có một Nghị quyết mới, khác. Chỉ nên 10-15 trang, chủ trương tinh túy thôi.
4. Ông Nguyễn Trung:
- Văn kiện chưa rõ vấn đề giải phóng con người, mà còn chưa thống nhất được dân tộc về ý chí, về con đường đi.
- Nhận định về quốc tế, về các nước XHCN và tình hình đất nước sai. Nên bỏ đi!
Nên có một Nghị quyết khác với các vấn đề chính là:
- PTBN: nên ghi rõ thành 1 chủ trương + chương trình hành động cụ thể. Thủ tướng đã có một bài viết về vấn đề này rồi.
- Quan hệ đối ngoại, nhất là đối với Trung Quốc: phải rõ quan điểm.
- Cải cách thể chế chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết không phát triển được. Phải xây dựng Hiến pháp mới.
5. PGS Võ Đại Lược:
Đồng tình với các ý kiến trước. Lẽ ra Hội thảo phải có người lãnh đạo nghe.
Ta đang sống trong thời đại Thế giới đại điều chỉnh, nhưng Văn kiện không ghi nhận được điều này.
Đánh giá sai nhiều lắm. Ví dụ: Sụp đổ của XHCN là tổn thất, vậy không phải là thời cơ à?
Định nghĩa về CNXH; Công hữu là chủ đạo? thật là vô lý, có hại cho đổi mới! Doanh nghiệp Nhà nước là chủ đạo, nền tảng của kinh tế nhà nước, chỗ này là phi XHCN nhất, nguy hiểm quá.
Ngoài chủ trương công hữu và Đảng CS lãnh đạo chả khác gì phương Tây.
Vấn đề hoàn thiện thể chế ghi trong Văn kiện lại không có định hướng, trở nên vô nghĩa.
Phải có thí nghiệm thể chế, nên xây dựng đặc khu kinh tế.
Tóm lại: Các Văn kiện hiện quá lạc hậu so với thời đại.
6. TS Nguyễn Mại:
- Có 3 chỉ tiêu cần thay đổi; thu NS 26% (quá cao), 5 năm qua thu 28%; điều chỉnh Tổng đầu tư XH/GDP: 42% (quá cao, chỉ nên 35% thôi; thu thuế qua hải quan là hơn 30%. Rất phi lý! Phải tăng thu trong nước, giảm thu hải quan. Các nước thu trong nước tới 90%.
- Phải khoan sức dân. Cần cải cách thuế một cách cơ bản, triệt để.
- Đề nghị phải làm rõ PMU 18, Vinashin.
- Đột phá 3 lĩnh vực nêu trong Văn kiện thì không phải là đột phá. Phải đột phá Tư duy!
- Đã đến lúc phải đổi mới hệ thống chính trị, phải phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng của nhà nước. Quốc hội hiện chưa phải là cơ quan lập pháp!
Tôi nghĩ vấn đề Đảng có thật sự muốn nghe hay không?
7. Ông Vũ Khoan:
- Tiêu chí thực hiện CNH như thế nào? Nhưng trong điều kiện phải Hiện đại hóa, chứ không chỉ Công nghiệp hóa.
- Xử lý những bất ổn trong kinh tế vĩ mô; thâm hụt Ngân sách, nhập siêu quá cao;
- Hoàn thành đầy đủ cái nền tảng hay là xây dựng mới?
- Tình hình Quốc tế khó khăn hơn trước; sau khủng hoảng người ta thay đổi cả, ta không rõ;
- Nhân tố Trung Quốc chưa tính hết và chưa đúng. Ví dụ: dùng Nhân dân tệ làm phương thức thanh toán.
- Về mô hình phát triển: Văn kiện trình bày chưa rõ. (chưa hình thành được mô hình Phát triển cho 10 năm tới).
- Vấn đề đột phá: (bây giờ thành mốt rồi), nên đưa nguồn nhân lực lên đầu tiên. Trong nhân lực quan trọng nhất là vấn đề người lãnh đạo. Giáo dục chưa biết là đi theo hướng nào?
- Thể chế: Phải đặt vấn đề về thể chế quản trị quốc gia.
Góp ý chỉ ta là với nhau chăng? Dân có biết gì đâu? Đại hội Đảng bộ các cấp cũng có đóng góp gì đâu Văn kiện thiếu vấn đề giải pháp, không biết làm thế nào để thực hiện những ước muốn kia?
8. Ông Vũ Tuấn:
Văn kiện không phản ánh được cuộc sống. Phải đưa cuộc sống vào Nghị quyết. Đổi mới chính trị chưa theo kịp đòi hỏi, đang cản trở.
Xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo là ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? Chính quyền thì ỷ lại Đảng, cái gì cũng đợi để Thường vụ bàn!
9. PGS Trần Đình Thiên:
25 năm qua, điều ta đạt được là nhờ chuyển sang thị trường chứ không phải là do định hướng XHCN. Gắn CNXH với thị trường như thế nào không rõ. Bây giờ thế nào là chủ đạo?
10. TS Lê Đăng Doanh:
- Cần kiểm điểm lại các nhiệm vụ ghi trong Đại hội Đảng lần thứ IX; đại hội Đảng lần thứ X.
- Có một số việc không làm. Ví dụ: Luật về Hội, Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật Hiến pháp .v.v…Tại sao Đảng lại không thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng?
Vậy sắp tới có quy chế gì không?
Đổi mới thể chế phải là then chốt! Phải ngăn chặn lợi ích nhóm, kiểm soát sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng.
Thể chế là vấn đề sống còn. Đảng phải đổi mới, phải được giám sát.
Tình hình Kinh tế vĩ mô và Kinh tế thế giới không giống như trong Văn kiện.
Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta mà không lừa được thực tiễn đâu.
Các nước xung quanh cải cách rất nhanh. Ở ta có 3 vấn đề bức thiết: Thể chế, lợi ích nhóm, vận hành quyền lực tùy tiện không thể không giải quyết.
11. GS Nguyễn Đình Hương:
Tôi vẫn hy vọng đóng góp của ta đến được Trung Ương.
Các văn kiện còn mâu thuẫn. Ví dụ như nội dung nói về cơ cấu còn khác nhau. Vậy cần có sự thống nhất về thuật ngữ giữa các văn bản.
12. GS Lê Du Phong:
Tôi có 4 nhận xét:
- Tư duy lý luận lạc hậu, mâu thuẫn, Xa rời thực tiễn; thụt lùi so với Đại hội Đảng lần trước; Vấn đề công hữu, Kinh tế nhà nước là chủ đạo, bình đẳng mọi thành phần là những vấn đề nổi cộm.
- Lòng tin của dân đối với Đảng, với chế độ giảm.
- Xem thường lịch sử; nói CNXH là điều kiện để độc lập. Các triều đại trước có CNXH vẫn độc lập.
- Không gắn với thời đại, xem thường thiên hạ.
Nếu cứ thế này, đến năm 2020 chắc chắn sẽ tụt xa so với các nước. Hungari năm 2001: 5000 USD/ người, năm 2008 ; 15000 USD/người, họ nhanh hơn ta nhiều.
Đột phá: Đầu tiên là đổi mới hệ thống chính trị vì đang là vật cản.
13. GS Trần Phương:
Hiện nay ta thích nói một cách, làm một cách khác. Ta nói Chủ nghĩa Mác-LêNin, nhưng nó là cái gì mà bảo nó là nền tảng? Ta có làm theo các nguyên tắc của CN Mác không? Đổi mới của ta thực chất là “thụt lùi”; thừa nhận cả Kinh tế tư nhân … Mác đã sai khi dự kiến về đặc trưng của CNXH. Ta giả vờ theo Mác, vì nói vậy nhưng đã làm khác đi rồi.
Đổi mới là so với cái đã sai trong 20 năm trước!
Mác nói: triệt tiêu chế độ tư hữu, thế là sai! Vì mất động lực.( Giống nhận xét của Victo Hugo về Mác).
Vậy: CNXH là gì? Có ai trả lời được không?
Ta nói và ta biết là ta đang bịp người khác! Nhưng “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc; nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc!” ( Abraham Lilcon ).
Vậy, viết thế nào thì viết, nhưng đừng đao to búa lớn quá.
Mác mới là phác thảo, dự báo về XH tương lai chứ có phải nguyên lý, kinh thánh đâu? Liên Xô cũng từ chối XHCN đấy chứ!
Không thể nói Kinh tế nhà nước là chủ đạo được, nhiều nhất chỉ là nòng cốt thôi. Nói thế là sai với thực tế. Có sử dụng quả đấm thép nào đâu?
Phải xác định rõ CNXH là gì? Định hướng nó là gì? CN Mác-Lê nin có điều đúng, có điều sai rồi! Vậy thì phải xem trong đó có cái gì là nền tảng chứ. Bây giờ có đến 6,5 tỷ người, đến nước sạch cũng bị thiếu rồi, đánh nhau vì nước uống. Cái gọi là CNCS đã là ảo tưởng rồi.
Tôi nói với ông Đỗ Mười, ông Phạm văn Đồng là đến cuối thế kỷ XXI này, con cháu chúng ta mới bắt đầu nghĩ đến CNXH.
Tóm lại, cương lĩnh viết không rõ ràng. Chiến lược cũng nhiều điều không rõ ràng.
Nông dân còn chiếm đa số. Đầu tư cho nông nghiệp quá thấp, suốt cả 30 năm nay. Đê đập không tốt, hệ thủy nông, hồ chứa nước …
Sắp tới ta 100 triệu dân, nuôi số này như thế nào? Đảng này, Chính phủ này muốn ổn định phải lo đến nông dân. Phải sửa chỗ đầu tư bất cập vào nông nghiệp.
Phân cấp quản lý 10 năm qua là sai. Vì biến thành rất nhiều “vương quốc”!
Tỉnh nào cũng có xi măng, sân bay, nhà máy thép, cảng biển …đầu tư nham nhở. 15 khu Kinh tế, làm gì có tiền mà làm 15 khu Kinh tế.
Tổ chức quản lý các Doanh nghiệp nhà nước sai! Nhật chỉ có MITI, nhưng dưới nó là các tập đoàn tư nhân lớn. Ta thì Bộ không làm quản lý, sửa chữa, đi quản Doanh nghiệp, làm sao quản nổi?
Tài sản toàn dân ai quản? Phải xử lý vấn đề này như thế nào? Như vậy, cơ chế quản lý không rõ ràng, phải sửa!
Thể chế: Loài người đi đến chỗ Dân chủ. Nhưng thế nào là Dân chủ?
Nhất định phải đến chỗ Dân chủ + Pháp quyền.
Đảng quyết mọi thứ mà lại không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ.
Không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà cả quan điểm tư tưởng đấy.
Viết rằng 2020 thành nước công nghiệp mà có 3000 USD/người là bịp dân. Nước CN mà có 3000 USD/người thôi à! Vậy mục tiêu không rõ ràng và không đúng.
Cương lĩnh cũng không chỉ cho biết cần làm gì. Ba cái đột phá không phải là đột phá. Không đột phá vẫn phải làm 3 cái đó. Cương lĩnh và văn kiện đều theo tinh thần chúng ta quyết làm tất cả. Thành ra chúng ta không làm gì cả. La liệt, đủ thứ ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.
14. Ông Nguyễn Trung(lần 2):
Nên lưu ý kiến của TS Lê Đăng Doanh. Đừng say mê về chuyện tăng trưởng con số, vì có thể vì nó mà sụp đổ.
Kiến nghị: Kinh tế nhà nước chủ đạo là thế nào? Cần định nghĩa rõ. Có phải làm những cái tư nhân không được làm không? Đề nghị bỏ hẳn cái phần làm trái nghề đi. Bỏ hẳn phần bao cấp quyền, bao cấp vốn, mà chỉ còn dịch vụ công.
Vấn đề phụ thuộc vào Trung Quốc, rất nguy hiểm. Toàn bộ xuất siêu của ta đập vào nhập siêu của Trung Quốc mà không đủ. Nếu Trung Quốc chỉ dùng Nhân Dân tệ để buôn bán khu vực thì ta nguy.
Nhân sự: Tổng Bí thư phải gương mẫu thực hiện công khai minh bạch; nên có chương trình hành động, có cam kết; có một tổ chức giam sát việc thực hiện cam kết.
15. GS Đào Xuân Sâm:
Tại sao Văn kiện lại ngổn ngang thế.
Trong hành trang của Đảng đừng nên nói CN Mác-Lênin vì ta không có nguyên bản, chỉ có du nhập. Hành trang đó bây gìờ vẫn mang vào Đại hội Đảng XI. Nên xem lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cương lĩnh thất bại, tuyên truyền thất bại. Lý luận chính trị chưa bao giờ suy đồi như bây giờ. Học viên bây giờ phải học cưỡng bức 3 chứng chỉ.
Trong khu vực Doanh nghiệp nhà nước không tìm thấy động lực nối tiếp. Ngổn ngang quá. Giả dối quá. Thật là bi kịch.
Cảnh ngộ của Đảng ta từ sau Đại hội XI bắt đầu bước vào suy đồi. Không loại trừ khả năng Dân tộc phải chịu đựng nhiều năm.
Sửa gì? Nên tập trung vào Đảng, Nhà nước, khu vực công.
16. GS Phan Văn Tiệm:
Tôi chia sẻ với tất cả các ý kiến đã nói, rất tâm đắc. Văn kiện ít tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên viết lại Cương lĩnh. Cụ Hồ rất ít nói về CNXH.
Phong trào Cộng Sản quốc tế rất tả khuynh, biểu hiện rõ nhất là căm thù tư hữu. Sức sống của chế độ tư hữu lớn lắm.
Từ nay từ bỏ chủ đạo. Không nên lập ra các Tập đoàn Kinh tế, vì đó là sân sau của quan chức.
17. Bà Phạm Chi Lan:
Cảm nhận chung của các địa phương giống như các anh vừa nói. Mọi người ngạc nhiên hỏi rằng: “Bây giờ viết vậy, họ tin thế thật à?”. Dân còn tin Đảng như tôi nói đây? Toàn là giả dối cả. Cộng đồng quốc tế người ta cũng có tâm trạng như vậy.
Người ta bình luận, Triều Tiên dại quá! Lại đưa ông Kim con 27 tuổi lên đại tướng. Khôn ra thì luân chuyển một chút rồi hãy lên!
Nếu đưa cái Cương lĩnh Chiến lược này ra mà thông qua thì sẽ ra sao đây?
Quả đấm thép không đấm vào đối thủ mà lại đấm ngay vào chính ta.
Còn 2 “Vinashin” Nữa tình trạng không khác gì Vinashin, rất nguy hiểm.
Nợ công trầm trọng quá!
Cải cách hệ thống chính là nút thắt phải gỡ.
18. Bà Dương Thu Hương:
Văn kiện thì không có gì mới về nhận thức lý luận, không sát thực tiễn, cái cũ không sửa được, vậy thì sẽ đi đến đâu?
Định hướng XHCN của Kinh tế thị trường, của Công nghiệp hóa là gì mà cứ phải có cái đuôi ấy?
Dân Chủ thì ở đâu cũng giống nhau; dân được nói mới là Dân Chủ.
Đảng vẫn đặt Dân tộc sau giai cấp, Cương lĩnh như thế không tập hợp được lực lượng.
GDP 2005 khác 2010 về giá nên không rõ có thật phát triển không?
Dự thảo Văn kiện đánh giá: “Dân chủ trong Đảng được mở rộng”. Tôi nghĩ trong Đảng là mất Dân chủ nhất. Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chỉ vì vị trí của đảng viên.
Hầu như không có nhận định nào trong Văn kiện là đúng sự thật thực tiễn.
An ninh quốc phòng; tôi đang rất lo sợ. Bauxite Tây Nguyên, cho thuê rừng, lao động nước ngoài …không được giải quyết dứt điểm. Trong các báo cáo đề cập rất mờ nhạt.
Niềm tin của dân với Đảng giảm sút thì trách nhiệm của Đảng đến đâu? Liên Xô đổ vì dân không còn tin Đảng.
Phần viết về nguyên nhân: đánh giá rất sơ sài và đổ cho khách quan.
Tất cả yếu kém trên mà chỉ nói Ban chấp hành Trung Ương xin tự phê bình…; nói thế quá nhẹ nhàng; mà không nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm.
Phương hướng Phát triển đất nước thì thiếu giải pháp.
19. TS Lưu Bích Hồ:
Tôi đánh giá rất cao Hội thảo này, vì rất thẳng thắn, cởi mở. Tôi rất chia sẻ các ý kiến các anh các chị hôm nay.
Nhưng nói mãi mà vẫn không vào được Văn kiện. Có lẽ cần có ngọn cờ của đổi mới thì mới vào Văn kiện được.
Tôi nghĩ đất nước ta chưa bao giờ dân trí cao như bây giờ. Nhưng trình độ lãnh đạo thì khó xác định. Họ hiểu biết mà không nói ra. Dẫu sao, nói chung trình độ trí tuệ thì chưa bằng bên ngoài. Đây là nguyên nhân làm cho cuộc sống không vào được Văn kiện.
Vậy có thể thay đổi được không? Tôi còn một chút hy vọng. Đề nghị anh Trần Phương giảng lại cho các đồng chí Trung Ương hiểu thế nào là công hữu, vì trước anh đã giảng cho họ làm như hiện nay. Nay anh cần giảng giải lại cho họ.
Đề nghị bỏ Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo; thừa nhận Xã hội Dân sự và phát triển Xã hội Dân sự.
Bây giờ tình thế và ngọn cờ không giống như hồi Đại hội Đảng lần thứ VI.
Nền tảng của xã hội ta là gì? Tôi xin hỏi ý kiến các anh? Đảng có dựa vào công nhân không? Có dựa vào nông dân không? Tôi nghĩ không? Vậy dựa vào cơ sở nào? Có dựa vào trí thức không? Cũng không nốt!
Vậy có phải doanh nhân? Mà doanh nhân lại chỉ là các Doanh nghiệp nhà nước ư? Phải viết lại, đánh giá lại chỗ này trong văn kiện.
Thế giới bao giờ cũng phải dựa vào trí tuệ, nên phải dựa vào trí thức và doanh nhân. Nhưng lại mâu thuẫn với điều lệ Đảng!
Nếu không kịp sửa, đề nghị không thông qua Cương lĩnh! Để lại sau.
20. PGS Võ Đại Lược(lần 2):
Còn một vấn đề chưa nói đến là công tác cán bộ. Tình trạng mua quan bán chức lộ liễu, công khai, hết sức nguy hiểm. Thị trường quan chức bóp chết tất các thị trường khác.
Cơ chế tuyển dụng, tuyển chọn cấp cao như thế nào? Không công khai minh bạch.
Người lãnh đạo ở các cấp không có chịu trách nhiệm gì cả với quyết định của mình. Bộ giao thông, Bộ xây dựng … cầu đổ, nhà đổ, không thấy nói gì về trách nhiệm cả. Một đất nước như vậy thì không mong đợi gì!
21. GS Vũ Huy Từ:
Tôi rất nhất trí với tất cả các ý kiến từ sáng đến giờ. Chưa bao giờ vấn đề nghiêm trọng như bây giờ. Dân không còn tin Đảng như trước nữa. Không ai quan tâm nữa.
Xin lưu ý: trong Dự thảo có câu: Nhà nước tập trung xây dựng đường bộ + đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Có nên đưa vào không?
22. GS Trần Phương (lần 2):
Tư tưởng trong Đảng không rõ ràng. Có nguyên nhân của nó đấy. Trước đây có Nghị quyết của Đảng cộng sản và Chủ nghĩa quốc tế (1957 và 1960), xem đó là những quy luật và dựa vào đó, người ta khai trừ Nam Tư ra khỏi các Đảng Cộng sản.
Cương lĩnh 1991 vẫn y như quan điểm chung của hệ tư tưởng cũ. Chưa có đổi mới gì cả. Vì chưa kiểm điểm lại hệ tư tuổng cũ.
Hội đồng Lý luận TW có bao giờ ngồi lại nghĩ xem Mác có cái nào đúng, cái nào sai không? Lê nin cũng vậy! Ví dụ: tư tưởng Cách mạng không ngừng.
Cương lĩnh đầy dẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói XHCN mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Phải sửa!
Nhưng ai sửa?
Kết luận:
Các nhà Kinh tế học thảo luận về Dự thảo Văn kiện, nhưng thực tình không nhằm vào sửa Văn kiện. Ta chỉ chuyển cho Ban Văn Kiện, họ có sửa hay không là việc của họ. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực, thẳng thắn, với tinh thần xây dựng, mong muốn Đảng mạnh lên, đất nước mạnh lên.
Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát ./.
 Khách mời: GS Trần Phương – nguyên phó Thủ tướng Chinh phủ ; Vũ Khoan – nguyên phó Thủ tướng Chính phủ ; PGS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế ; GS Phan Văn Tiệm – nguyên thứ trưởng Bộ Tài chính ; Việt Phương – nguyên Thư ký cố vấn của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng ; Dương Thu Hương – nguyên phó Thống đốc Ngân hàng ; GS Đào Xuân Sâm – nguyên Trưởng bộ môn Quản lý kinh tế trường Nguyễn Ái Quốc; PGS Võ Đại Lược – nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới, bà Phạm Chi Lan chuyên viên cao cấp...

10 thg 11, 2010

Dành cho người cao tuổi

                                 9 ĐIỀU NGƯÒI CAO TUỔI NÊN TRÁNH
    Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.
1- Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.
2- Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng
Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.
3- Không nên ngoái đầu một cách đột ngột
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.
4- Không nên đứng co một chân để mặc quần
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.
5- Không nên quá ngửa cổ về phía sau
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.
6- Không nên thắt dây lưng quá chặt
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.
7- Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.
8- Không nên nói nhanh, nói nhiều
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.
9- Không nên xúc động
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
  Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm tuổi thọ. (Sưu tầm)

9 thg 11, 2010

Khó cưỡng lại qui luật

    Hàng ngày chỉ có người đi chợ mới biết thế nào là bão giá, từ mớ rau, con cá, lạng thịt tăng từng ngày. Không còn cảnh mua bán mặc cả như xưa, bởi vì nếu bán giá cao thì mất khách, người mua hàng bây giờ cũng biết tiền nào của ấy nên họ chọn hàng hợp với túi tiền của mình. 
    
  Hôm 6-11 ông Nguyễn Xuân Phúc họp báo nói rằng từ nay đến cuối năm sẽ giữ con số lạm phát dưới một con số, Chính phủ đã có văn bản gửi các tỉnh và ban ngành tăng cường kiểm tra, giám sát về giá cả. Nhưng thử hỏi có mấy mặt hàng do Nhà nước quản lý đâu, giá xăng dầu chưa tăng nhưng mấy ông xe ôm đã tăng giá, vì bao nhiêu thứ liên quan đến họ như cơm bụi, thuê nhà, hàng ngày đi chợ, đóng tiền học cho con…
  Thành phố Hà Nội bỏ ra 400 tỷ cho các doanh nghiệp vay không có lãi nhằm hỗ trợ giá như muối bỏ bể, mấy người bán rau, bán cá họ được hỗ trợ gì từ Chính phủ mà không tăng giá ai xử phạt được họ, Thống đốc ngân hàng Nhà nước cho phép tăng lãi suất, điều này ai mà chẳng biết đó là biểu hiện của đồng tiền Việt Nam mất giá.
   Phố Hà Trung người mua vàng và đôla càng nhiều, năm trước ai mua bán đôla sẽ bị phạt thời gian này ngang nhiên mua bán, ngân hàng nhà nước bán đôla nhằm hạ nhiệt nhưng làm sao cưỡng nổi được, mà có dễ mua đâu nói cho vui, đôla tự do vẫn giá 21, vàng sát đến 37 triệu. Hiện nay theo thông báo 36 tỷ đô la và 1000 tấn vàng nằm trong dân nhà nước bó tay, rõ ràng họ không tin vào gửi tiết kiệm.
   Thật khó cho các nhà quản lý nhằm giữ vững lạm phát dưới một con số!

8 thg 11, 2010

Những điều tưởng đơn giản


       Những ngày đầu tháng 11 trên nghị trường Quốc hội, báo chí trong và ngoài nước,  đồng thời đông đảo ngưòi dân và nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học đã công khai phát biểu hoặc ký tên đề nghị dừng khai thác bô xit ở Tây Nguyên. Ông Nguyễn Xuân Phúc Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ họp báo cho rằng có nhiều ý kiến “trái chiều” và “gay gắt”, nhiều người cho rằng chỉ là cơn sóng trong ly nước mà thôi. Một vài trang báo điện tử đã tổ chức phản biện về vần đề này với độc giả cả nước, báo Dân trí lấy ý kiến thăm dò chỉ có ba ngày trên bốn mươi ngàn ý kiến đồng ý dừng khai thác chiếm 92%.
    Những câu hỏi thật đơn giản không hiểu tại sao những người có trách nhiệm không trả lời đúng các ý kiến đưa ra:
-         Tính đúng, tính đủ hạch toán khai thác bô xít giá thành là bao nhiêu? Như vậy lỗ hay lãi?
-         Bảo vệ môi trường, có đảm bảo an toàn về chất thải bùn đỏ ? Trước mắt chắc không có gì xảy ra điều đó dễ hiểu , nhưng sau một thời gian vận hành sẽ như thế nào?
-         An ninh quốc phòng ở khu vực Tây Nguyên, nóc nhà Đông Dương có an toàn không?
-         Thời điểm này đã nên khai thác chưa? Hãy để dành cho con cháu;
-        
    Một điều được đặt ra tại sao chỉ các tướng lĩnh, các vị có chức sắc, các nhà khoa học đã nghỉ hưu mới lên tiếng, chứ chưa thấy ai đang còn “ngồi ghế” lên tiếng? Chắc sợ là đi trái chiều, làm người QUÂN TỬ thật khó!
     Một trang báo đưa hình ảnh của đoàn công tác vào khảo sát ở Tây nguyên vừa qua, mọi người nghĩ sao qua bức ảnh này?

Đoàn khảo sát môi trường tại Tây Nguyên tháng 11-2010