14 thg 2, 2011

Chuyện kể về gia đình ông Mubarak những ngày cuối


   Tưởng rằng kiên quyết sẽ không ra đi, “tử thủ” cho đến tháng 9 chờ bầu cử, nhưng với sức mạnh của dân ông Mubarak cũng phải “từ chức”. 30 năm cầm quyền ông đã thu lợi quá lớn. Theo các nguồn tin tình báo phương Tây, cựu Tổng thống Hosni Mubarak đã sử dụng 18 ngày cuối cùng tại vị để tiến hành các biện pháp bảo vệ đống của cải. Tờ báo của chính phủ Ai Cập đưa tin: Hai người con của Tổng thống Mubarak tí nữa đã choảng nhau, ngày 10-2 khi ông Mubarak thu thanh bài diễn văn cuối cùng nhằm tiếp tục duy trì quyền lực. người anh Alaa đã buộc tội người em Gamal. Alaa cho rằng điều này đã khiến người dân Ai Cập chống lại cha ông. Để kiềm chế cơn nóng giận của hai người, các quan chức cấp cao Ai Cập đã phải can thiệp tách hai anh em ra. Khi bị đưa ra khỏi phòng thu Alaa nói: "Mày đã hủy hoại đất nước khi mở đường cho bạn bè và đó là hậu quả. Thay cho việc cha được kính trọng vào cuối đời mày đã góp phần hủy hoại hình ảnh của cha bằng cách này".
   Cựu tổng thống Ai Cập đã tích trữ tới 3 tỷ bảng Anh, thậm chí có tin là 40 tỷ bảng Anh. Theo đó, khối của cải rộng lớn này được “giấu” trong các ngân hàng quốc tế, các vụ đầu tư, các tài sản có giá trị cao ở London, New York, Paris và ở Beverly Hills tại Mỹ. Và kể từ khi diễn ra cuộc biểu tình phản đối ở Ai Cập, giới chức Thụy Sĩ cho biết họ sẽ phong tỏa các tài khoản của ông Mubarak và gia đình trong hệ thống ngân hàng nước này.
   Theo tờ Telegraph dẫn một nguồn tin tình báo phương Tây khẳng định rằng ông Mubarak đã tiến hành cuộc vận chuyển số của cải cách đây vài tuần, trước cả khi cuộc biểu tình diễn ra. Tổng thống Mubarak vừa từ chức đã rơi vào tình trạng hôn mê tại tư dinh. Ông Mubarak hiện đang được chăm sóc song chưa có quyết định về việc có đưa vị cựu Tổng thống 82 tuổi này đến bệnh viện hay không.
 Báo Nhân Dân ngày 11 tháng 2 có viết “Các cuộc biểu tình chống chính phủ, được gọi là “cuộc cách mạng hoa nhài” lật đổ chế độ của Tổng Thống Ben A-li ở Tuy-ni-di đã lan truyền đến nhiều nước A-rập ở khu vực Bắc Phi và Trung Ðông. Tại các nước Ai Cập, Y-ê-men, An-giê-ri, làn sóng biểu tình chống chính phủ nổi lên mạnh mẽ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua, gây bạo loạn, rối ren, chia rẽ và bất ổn xã hội”. 
  Sau sự kiện Ai -Cập Tổng thống Obama có bài phát biểu “Chúng ta đã thấy một thế hệ mới xuất hiện – thế hệ sử dụng sự sáng tạo, tài năng và kỹ thuật hiện đại để kêu gọi chính phủ đại diện cho niềm hy vọng chứ không phải nỗi lo âu của họ; một chính phủ đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của họ”.
Thắng lợi sau cuộc biểu tình (ảnh Thời báo kinh tế)
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét