27 thg 4, 2013

Không khảo mà xưng?


   Mấy hôm trước trên thông tin đại chúng ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam trả lời PV Báo Lao Động xung quanh tin đồn NHNN sẽ đổi tiền trong thời gian tới. Tin đồn thất thiệt này được xác định là một trong những nguyên nhân khiến tỉ giá USD “nhảy múa” mấy ngày gần đây, trong đó có thời điểm lên đến 21.500VND/USD. Các cụ vẫn bảo kẻ gian không khảo mà xưng, tôi nói chuyện với nhiều người đều nói nếu ông Nguyễn Chí Thành mà không nói ra thì chẳng ai biết
Tôi có tâm sự với chuyên gia kinh tế, tại sao tin đồn nguy hiểm như vậy ảnh hưởng rất lớn đến Quốc gia công an không vào cuộc để tìm "tin đó từ đâu" bọn phản động nào nham hiểm vậy? Trên báo Thanh niên "Rửa vàng bằng cơ chế" NHNN đề nghị công an vào cuộc, tin này họ chỉ đưa lại tin thế giới chứ có bịa đặt gì đâu, cách hiểu chưa đúng nếu có chỉ bị nhắc nhở. Giá vàng trong nước cao như vậy không nhập vàng lậu về mới là ngu, từ đó đẩy giá USD cao. 
   Bài toán dễ thế mà không hiểu thì cũng lạ.

26 thg 4, 2013

NGU

   Mấy hôm nay bàn tán nhiều về từ "NGU" mà các nhà trí thức nói nhau xoay quanh Đền Xã Tắc. Mình tự nhận là ngu, nhưng cũng đủ hiểu vì sao mấy ngày qua giá vàng thế giới và trong nước chênh nhau từ 6-7 triệu đồng, giá đô la chợ đen tăng vọt thử hỏi vì sao? Chỉ có nhóm người trong nước mang đô la đi nhập lậu vàng về.
 Người nhập lậu vàng không thể mấy ông nông dân mất đất ở Văn Giang hay Dương nội. Tại sao NHNN phải chồm lên như đỉa phải vôi khi báo Thanh niên có bài viết chuyện "rửa vàng...cơ chế"?
 Chắc người hiểu được chuyện này không cần học hết lớp 9...

25 thg 4, 2013

Bóng đá là vậy

  Hai đêm thức để xem các trận bán kết Champions League, mặc dù rất ngưỡng mộ Barca nhưng với cách thể hiện như thế thua "tâm phục, khẩu phục" với Bayem là điều dễ hiểu, Barca bị bắt bài chẳng có gì để diễn đành ngậm ngùi thua trắng 4 bàn.
Trận sáng nay nghĩ rằng Real sẽ rửa hận cho Barca khỏi làm ô danh Tây Ban Nha, nhưng rồi vẫn theo con đường như đêm trước với tỷ số 4-1. 
Bóng đá là trò chơi không thể để một đội thăng hoa mãi được, đã đến lúc phải đổi ngôi.


24 thg 4, 2013

Đất nước những tháng năm thật buồn


Nguyễn Khoa Điềm

images640364_Nha_tho_Nguyen_Khoa_Diem_Toi_song_cung_nguoi__chet_vi_nguoi_phunutoday.vn_1Nguyễn Quang Lập: Mình vừa nhận được thơ bác NKĐ gửi cho, tác giả của những vần thơ về Đất nước cháy bỏng năm xưa lại ngậm ngùi nghĩ về Đất nước hôm nay. Đọc bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” của bác Điềm, mình bất chợt nhớ đôi câu thơ của bác: Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ/ vô tư quá để bây giờ xao xuyến... tự nhiên thấy cay cay đầu sống mũi.
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức ?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành ?
 Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác ?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
 Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi ?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …
 22.4.2013

Thương tiếc một nhân tài ra đi ở tuổi 83


  Bà Shakuntala Devi – thường được xem như là “người máy tính” và là “người đàn bà thông minh nhất thế giới” – nhà toán học đại tài đã được cả thế giới biết đến và công nhận.
   Bà sinh trưởng tại Bangalore, Ấn Độ vào ngày Thứ Bảy 4.11.1939. Bà là con của một người dạy thú, và bà bắt đầu biết đến những con số qua những lá bài bà thường chơi với cha từ khi bà lên 3.
Bà Shakuntala thể hiện khả năng toán học bằng cách nhân và chia những dãy số dài trong vài giây. Bà cũng cho thấy những tính chất riêng biệt của nhiều số. Những tính chất ấy giúp con người tìm ra kết quả rất nhanh khi thực hiện phép bình phương (một số tự nhân với chính nó).
Chẳng hạn, 11 x 11 = 121, 111 x 111 = 12.321. Tương tự 33 x 33 = 1.089, trong khi 333 x 333 = 110.889.
Nhiều thần đồng toán học ở độ tuổi thiếu niên, như Truman Henry Safford (Mỹ) mất dần khả năng tính nhẩm nhanh khi lớn lên, song hiện tượng đó không xảy ra ở bà Shakuntala.
Bà được nhiều viện đại học khắp nơi trên thế giới thử trí thông minh, và cuộc khảo sát nổi tiếng nhất của bà là khi được hỏi đáp số của bài tính nhân với hai hàng số, mỗi hàng là 13 con số, bà đã đáp đúng trong 28 giây đồng hồ.
Vào ngày 18/6/1980, trước sự chứng kiến của hàng trăm người tại Đại học Thực nghiệm London, Anh, bà thể hiện khả năng tính nhẩm siêu phàm bằng cách thực hiện phép nhân 7.686.369.774.870 x 2.465.099.745.779. Hai con số trong phép nhân do chính khán giả đưa ra. Bà trả lời kết quả trong vòng 28 giây. Kết quả bà đưa ra là dãy số 18.947.668.177.995.426.462.773.730.
Năm 1977, bà trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi có thể tính căn bậc 23 của một số có hơn 100 chữ số chỉ trong 50 giây - nhanh hơn 12 giây so với máy tính nhanh nhất thời điểm đó. Ngay sau đó, tên bà được đưa vào sách Guinness kỷ lục thế giới năm 1995 về khả năng tính nhẩm siêu phàm, song bà chỉ tự nghiên cứu để thành tài.

Bà Devi cũng đã phá kỷ lục trong nhiều cuộc thử toán khác và người ta cho rằng bà là Srinivasa Ramanujan (*) (1887-1920) một trong những thiên tài xuất chúng về toán học giỏi nhất thế giới từ trước tới nay đầu thai trở lại. Bà đã giải thích bí quyết tài nghệ của bà như sau:
Câu trả lời nảy ra trong đầu tôi vậy thôi. Trước khi đi thử những bài toán khó với những con số lớn, tôi sửa soạn trước hai, ba ngày. Tôi nghỉ ngơi; để đầu óc mình hoàn toàn nghỉ ngơi. Bỏ những vấn đề cá nhân ra ngoài, không nghĩ tới nó, điều này cũng rất tốt cho chính tôi. Lên sân khấu, tôi chỉ nghĩ làm sao trả lời những bài toán cho đúng. Phải, tôi có tên trong sổ Guinness kỷ lục thế giới. Tất cả đều là hồng ân của Thượng Đế, tôi hoàn toàn không nhận công lao là của mình. Tôi có thể làm suốt một tiếng rưỡi tới hai tiếng đồng hồ. Khi bắt đầu rồi là quý vị không sao cản được tôi. Nhưng nếu muốn làm nữa thì tôi phải sửa soạn hai, ba ngày.
Bà Devi đã du hành vòng quanh Ấn Độ và Phi Châu cổ động trẻ em học toán. Gần đây bà đang tiến hành việc thành lập các viện toán học ở Ấn Độ để cổ động truyền thống lẫy lừng của đất nước bà trong lãnh vực này. Bà đã viết nhiều sách thịnh hành nói về đề tài dạy toán và một tiểu thuyết về tội ác. Bàn về các phương pháp giáo dục hiện nay, bà nói: “Hầu hết các trường học ngày nay đều dạy về máy điện toán và nhu liệu, một điều họ hãy còn thiếu sót, đó là cho trẻ con một sự nâng đỡ củng cố về tâm linh. Tôi cũng muốn chúng ta lo về vấn đề này bởi vì có cái này mà thiếu cái kia thì không tốt.”
Bà Devi cũng là một người ăn chay trường cả đời, thậm chí bà đã viết một quyển gia chánh chay cho đàn ông. Một chuyện thú vị liên quan tới sự ăn chay của bà như sau. Lần đầu tiên sang Mỹ, bà hay ăn bánh pancake (1) với syrô vì lúc đó đồ chay rất ít. Bánh pancake của Mỹ nhắc bà tới loại bánh dosai phổ thông mà người miền Nam Ấn Độ thường dùng để ăn sáng. Thời gian đó bà đang là đề tài cho một cuộc nghiên cứu khoa học của tiến sĩ Arthur Jensen, một nghiên cứu gia đang tìm hiểu về trí thông minh của con người tại viện đại học University of California tại thành phố Berkeley. Ông Jensen nói về việc bà thường xuyên tiêu thụ bánh pancake trong một bản tham luận khoa học, cho rằng đây có thể là một bằng chứng bà bị loạn thần kinh. Sau này bản tham luận này được đem ra dùng làm tài liệu cho một cuốn phim Rainman – cuốn phim đã thắng giải điện ảnh Oscar năm 1988. Trong phim, ông Dustin Hoffman đóng vai thần đồng giỏi toán tương tự như tài của bà Devi, nhưng xã giao rất vụng về – và ghiền ăn pancake! Bà Devi bật cười trước quan niệm lầm lẫn của người không ăn chay. Thật ra, luận án của ông Jensen nói rằng Devi là một nhân vật hiếm có, giỏi giang về mọi mặt, một thiên tài về toán cũng như một tấm gương đầy cảm hứng và giàu lòng từ bi.
Ngày 3 tháng 2 năm 1974, Báo Ottawa Citizen ghi lại lời bà Shakuntala Devi:
“Tôi tin rằng những thành tích của loài người là quan trọng nhất, điều đó chứng tỏ là con người vẫn siêu việt hơn máy móc. Thế giới còn chưa hiểu biết được khả năng trí tuệ con người, nó vô cùng vô tận, và tôi đã chứng minh cái khả năng đó.”
Trong cuộc phỏng vấn khác trên Đài Vô tuyến Truyền Hình tại Ottawa của chương trình “This Day” (Ngày nay) bà giải thích là bà đã luân hồi từ thời Ai Cập. Điều không thể chối cãi là Kim tự tháp Choeps là một kỳ quan trên thế giới với lôi kiến trúc dựa trên căn bản toán học phức tạp mà các nhà bác học đã nặn óc cả thế kỷ vẫn chưa tìm được mọi bí ẩn.
Bà Shakuntala thừa nhận bà chưa từng tới trường và tự học nhưng bà đã viết trên 14 cuốn sách, trong đó có một số cuốn được dịch sang tiếng Nhật, Thái và Đan Mạch.

Bà Devi đã du hành vòng quanh Ấn Độ và châu Phi cổ động trẻ em học toán. Tuy chưa từng tới trường và chỉ bằng cách tự học nhưng bà đã viết trên 14 cuốn sách, trong đó có một số cuốn được dịch sang tiếng Nhật, Thái và Đan Mạch.

20 thg 4, 2013

Ông Vũ Đức Đam và ông Vũ Huy Hoàng đến đây chưa?

    Từ 23g ngày 16-4, hơn 50 tài xế lái các loại xe đào, xe múc và xe ủi thuộc phân xưởng thi công cơ giới (Xí nghiệp mỏ tuyển bôxit Tân Rai) đã đồng loạt ngưng làm việc để phản đối các chính sách về định mức xăng dầu, tiền lương và thiếu việc làm khiến họ phải nghỉ triền miên. Sáng 17-4, khi chúng tôi tiếp cận hiện trường, hơn 20 chiếc xe tải và các loại xe cơ giới khác xếp hàng dài ngay khu vực đập bãi thải bùn số 6, còn công nhân tụ tập cạnh đó.
Càng làm càng nợ
Anh Nguyễn Đình Đề (tài xế xe ủi) phản ảnh: “Tôi làm việc ở đây đã sáu năm liền. Từ đó đến nay, bản thân tôi cũng như nhiều anh em khác chỉ được hưởng lương theo khối lượng công việc. Trong khi đó việc làm thì thất thường, mỗi tháng chỉ làm việc khoảng 16 ngày công”. Cũng theo anh Đề, từ đầu năm 2013 đến nay, lương của anh em rất thấp. Tháng 1, anh Đề chỉ nhận được gần 1,1 triệu đồng và tháng 2 là 1,2 triệu đồng, hiện vẫn chưa nhận được lương tháng 3.
Định mức xăng dầu dùng cho các đầu xe ngày càng xuống thấp khiến tài xế lâm vào cảnh nợ nần. Tài xế Nguyễn Sơn Hải (lái máy xúc) cho biết trước đây mỗi giờ xe xúc được cấp 25 lít dầu để hoạt động thì nay giảm chỉ còn 17 lít. Tương tự, xe ủi cũng bị giảm từ 20 lít/giờ xuống còn 16 lít/giờ. Cánh tài xế càng làm càng bị âm tiền dầu và số tiền này sẽ bị trừ vào tiền lương hằng tháng. Xót tiền, nhiều người đòi nghỉ việc thì bị yêu cầu trả xong nợ rồi tính tiếp.
Rất nhiều tài xế đã bị âm nhiên liệu và bị trừ số tiền từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Anh Phạm Văn Cường (tài xế xe lu) cho biết chỉ trong hai tháng đầu năm 2013, anh đã bị nợ công ty 7 triệu đồng tiền dầu. “Lương thấp, việc không nhiều lại còn bị trừ đầu trừ đuôi nên anh phải kiếm thêm việc bên ngoài để làm vào những lúc công trình không có việc” - anh Cường nói.
Anh Lưu Đình Bình (tài xế xe tải) cho biết thêm: “Những tháng không có việc, xí nghiệp yêu cầu tôi làm đơn xin nghỉ việc tự túc, không được hưởng lương, không được đóng bảo hiểm và không cả tiền thưởng lễ tết”.
Trao đổi về tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Thắng - phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng (đơn vị quản lý xí nghiệp mỏ tuyển) - xác nhận việc các công nhân bị âm tiền lương do định mức nhiên liệu không phù hợp. Ông cũng thừa nhận việc công nhân bị hạn chế giờ làm do thiếu việc. Ông giải thích: “Nhà máy tuyển quặng và nhà máy sản xuất alumin đang chạy theo công suất không tương xứng nhau. Nhà máy tuyển quặng đã bàn giao nên sản xuất hết công suất, còn nhà máy alumin thì đang chạy thử nên chỉ chạy 50% công suất”.
Tồn kho 20.000 tấn alumin
Hiện tại, kho của nhà máy tuyển quặng đang tồn 40.000 tấn quặng tinh, nhà máy alumin tồn kho 20.000 tấn do chưa bán được. Hiện nhà máy alumin vẫn tiếp tục hoạt động, mỗi ngày sản xuất khoảng 1.000 tấn. Ông Thắng cho biết hiện sản phẩm alumin chỉ mới được tiêu thụ trong nước với số lượng rất ít và chưa có hợp đồng xuất khẩu. Dự kiến đến tháng 6-2013 toàn bộ tổ hợp mới được bàn giao từ nhà thầu Chalieco (Trung Quốc). Khi việc kinh doanh sản phẩm alumin đi vào ổn định, hạn chế tồn kho thì 1.300 công nhân tại tổ hợp bôxit nhôm Tân Rai mới ổn định việc làm.
Theo ông Thắng, ông đã yêu cầu Xí nghiệp mỏ tuyển bôxit Tân Rai giải quyết nhanh chế độ cho công nhân.

17 thg 4, 2013

Người mẹ điên (Truyện ngắn TQ)

  Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng. Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể. Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con. Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm. Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi. Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại. Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí. Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại. Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không? Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang. Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào lòng tôi với vẻ nịnh nọt. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!" Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện. Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng. Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn. Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đồng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được... " Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..." Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!" "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!" Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa. Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra. Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra." Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu. Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp. Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này. 27/4/2003, lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì. Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi... Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi. Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"

Chuyện kể dông dài


“Kiếp trước con vật có thể là người”
   Liên quan đến những thông tin dư luận đồn đoán chó báo oán sau vụ một thanh niên trộm chó bị đánh hội đồng đến chết tại thôn Trúc Hiệp (xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vào đêm ngày 8/4, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu tâm linh, TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA).
 Kiến giải về vấn đề này, TS Vũ Thế Khanh dẫn việc tái sinh trong lục đạo luân hồi: “Từ xa xưa, trong kinh Phật, cũng như trong dân gian kể về nghiệp sát sinh sẽ phải gánh chịu những quả báo tai ương nhiều không xuể, nhất là lại sát sinh những con vật lớn, những con vật có tánh linh thì hậu quả càng khủng khiếp khôn lường. Trong giáo lý nhà Phật, khi con người chết đi thì thần thức (mà ta thường gọi là linh hồn) sẽ tùy duyên mà tái sinh trong lục đạo luân hồi, đó là: cõi Trời, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, và Con người. Như vậy, căn cứ vào nghiệp lực khi ta gieo trong cuộc đời mà sẽ được gặt hái (thọ sinh) vào  một trong các cõi giới tương ứng, cũng như khi ta ném một hòn đá  thì chắc chắn nó phải có một điểm rơi”. 
- “Hay ho gì cái kiếp chó ấy mà còn sủa”.
Sau khi bị mắng, con chó về nằm tại chỗ cũ và buồn rười rượi, đến nỗi bỏ cả ăn. Người chủ nhà thấy thế đi tìm Đức Phật và lớn tiếng rằng:
- “Này lão kia, tại sao lão lại mắng con chó nhà tôi để nó buồn, nó không ăn uống gì, nếu nó mà chết thì tôi bắt đền lão đấy”.
Đức Phật nói rằng:
- “Con chó ấy không phải là chó thường đâu, kiếp trước nó chính là bố anh đấy".
Người chủ nhà bực quá định lấy gậy phang cho Ngài một trận vì dám sỉ nhục bố mình.
Đức Phật ôn tồn nói: 
- "Anh hãy bình tĩnh, nghe tôi nói đã, nếu sai thì anh đánh cũng chưa muộn, tôi sẽ đứng đợi đến khi anh làm xong. Trước đây khi còn tại thế, bố anh đã chắt chiu làm lụng, tích cóp được một lọ vàng, ông ấy chôn cất cẩn thận, định khi nào chuẩn bị qua đời thì sẽ trao cho anh. Nhưng vì ông ấy chết đột ngột nên không kịp chỉ cho anh chỗ chôn vàng. Nhân dịp con chó nhà anh đẻ, thần thức của ông ấy liền chui vào làm thân con chó để canh giữ chỗ chôn vàng. Bây giờ anh về nhà tìm chỗ nào con chó nó thường xuyên nằm tại đó, hãy đào chỗ ấy lên, khoảng vài gang tay là thấy lọ vàng, nhưng khi thấy anh đào được lọ vàng rồi thì con chó sẽ lăn ra chết”.
  Người chủ nhà nghi nghi hoặc hoặc, nhưng anh ta vẫn về làm theo lời Phật nói, tìm nơi con chó thường hay nằm. Con chó thấy anh ta mang dụng cụ đến thì nó liền tránh ra một nơi để anh ta đào bới. Quả nhiên khi đào sâu đến hai gang tay thì đụng phải lọ vàng, con chó mắt sáng lên, mừng rỡ rồi nó lăn đùng ra chết. 
   Anh chủ nhà lúc đó mới thấy lời Phật nói là đúng, khóc than thương tiếc cho thân phận của cha mình, liền chạy đi tìm Đức Phật và xin Phật dạy cho cách cứu cha khỏi kiếp chó. 
   Đức Phật nói rằng anh hãy đem lọ vàng ấy đi làm điều thiện, làm công đức phóng sinh và khi làm điều đó thì anh nhớ đọc câu cầu nguyện hồi hướng công đức ấy cho cha mình. 
  Người chủ nhà làm theo lời Phật dạy, đem toàn bộ số vàng ấy làm công đức phóng sinh và hồi hướng công đức ấy cho cha mình. Một hôm anh nằm mộng, thấy cha mình hiện về, rất hoan hỷ, nói rằng nhờ công đức phóng sinh và làm điều thiện của con mà cha đã thoát khỏi kiếp súc sinh. Người cha khuyên con nên đi theo Đức Phật để công đức được viên mãn.
  Người con nghe theo lời cha dặn trong mơ, đến đảnh lễ xin theo Đức Phật và sau này tu đắc quả vị A La Hán. Như vậy kiếp trước của con vật cũng có thể là con người.
  Sát hại chó sẽ bị báo oán
    TS Vũ Thế Khanh nhận định, chó và ngựa là loài vật rất trung thành với người (khuyển mã chí tình). Tuy không biết nói nhưng nó rất thông minh và hiểu từng mệnh lệnh của chủ nhân. Nó tận tụy với chủ, thức suốt cả ngày đêm để canh giữ nhà, canh giữ gấc ngủ cho chủ. Có những con chó khi chủ nhân chết, nó ra mộ và nằm mãi ở đó. Người ta đã có câu ví “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, như vậy “tư cách” đáng quý ấy của con chó được ví với lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ.
  TS Vũ Thế Khanh dẫn: “Có nhiều ví dụ kể về những báo oán kinh hoàng với chủ lò mổ chó. Có những chủ lò mổ chó không hiểu tại sao lại chui vào cái chảo nước sôi mà hàng ngày vẫn để làm lông giết chó. Ở chợ Kim Liên cách đây mấy năm có một gia đình làm nghề giết chó, một hôm có một con chó trước khi bị giết nó đã chắp hai chân trước để lạy chủ nhà hàng giết mổ, nhưng anh này vẫn không tha, vẫn đang tâm làm thịt con chó đó. Sau đó, gia đình đó đi tắm biển, đến đêm đi thuyền ra biển để câu mực, bỗng dưng thuyền bị lật và cả gia đình bị hại”.
  “Ở số 1 Đông Tác, Kim Liên, chúng tôi đã chứng kiến nhiều gia đình đến đây cầu siêu vì gia đình họ gặp nhiều trái ngang về tâm linh. Có một gia đình ở Vinh (Nghệ An) lặn lội ra đây, kể rằng đêm đêm cứ nhắm mắt lại là thấy ma quỷ có sừng đuổi húc vào yết hầu. Khi ra số 1 Đông Tác cầu siêu 1 tuần, Liên hiệp bố trí cho nhà ngoại cảm soi phần tâm linh cho gia đình đó, thấy họ làm nghề mổ trâu bò nên linh hồn của các con vật bị giết hiện về báo ứng. Gia đình đó phải mất nhiều tuần cầu siêu và làm phóng sinh hồi hướng cho các con vật đã bị giết thì mới được ngủ yên”. 
 “Ăn thịt những con vật như chó, ngựa... tuy có nhiều đạm thật đấy, nhưng người ăn đã đánh mất tính từ bi nên thường sinh ra bệnh tật. Kẻ giết chó đã là dã man rồi, kẻ bắt trộm chó lại dã man hơn nữa. Chắc chắn trước sau những kẻ đó cũng bị báo oán”, TS Vũ Thế Khanh khẳng định.
Tuy nhiên, TS Vũ Thế Khanh cho rằng, dù kẻ trộm chó có tàn nhẫn thế nào thì người ta không được quyền đánh chết kẻ trộm chó, như vậy sẽ gây ra nghiện chướng luân hồi.
  “Không nên tùy tiện quá tay đánh chết kẻ ăn trộm chó, vì như vậy lại sẽ gây ra nghiệp chướng luân hồi, oan oan tương báo, mà chỉ nên vây bắt rồi giao cho cơ quan pháp luật xử lý. Vì bất cứ lý do gì, việc người dân đánh hội đồng khiến nhiều kẻ trộm chó thiệt mạng là hành động vi phạm pháp luật rõ ràng và phải bị xử lý nghiêm trước pháp luật. Người dân không thể dùng hành vi phạm pháp để tự ý xử lý một hành vi phạm pháp khác”.
 "Tuy nhiên, cũng nên kiến nghị với cơ quan lập pháp, hãy đưa ra hình thức xử phạt thật nặng, thậm chí phạt tù nhiều năm đối với kẻ bắt trộm chó về để làm thịt. Ở các nước văn minh, người ta không những không ăn thịt chó mà còn dành cho chó những ưu đãi không kém gì con người (nhất là chó cảnh sát), thậm chí họ còn phát một kênh truyền hình dành riêng cho chó”.


14 thg 4, 2013

Dòng chữ cuối cho em


  Ở xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) có một người phụ nữ 25 năm qua sống lặng lẽ và nuôi con một mình. Đã bước vào độ tuổi 50, trải qua bao đắng cay, sóng gió cuộc đời, chị vẫn ôm ấp và gìn giữ mối tình với một người đã khuất. 

    Người phụ nữ ấy là chị Trần Thị Ninh, vợ liệt sỹ Phan Huy Sơn, người đã hy sinh trong trận Hải chiến bảo vệ Trường Sa ngày 14/3/1988.
Lần theo địa chỉ, chúng tôi về xóm 2, xã Diễn Nguyên (Diễn Châu) để gặp chị Trần Thị Ninh (sinh năm 1963). Ngôi nhà nhỏ nhắn nhưng vững chãi, đó là món quà tình nghĩa của Quân chủng Hải quân dành tặng mẹ con chị.
Chị Ninh, anh Sơn sinh cùng năm, cùng lớn lên trong một làng, cùng chăn trâu cắt cỏ và cùng chung con đường đến lớp. Theo thời gian, tình cảm giữa hai người ngày càng gắn bó thiết tha. Và rồi, tình yêu đến lúc nào không biết. Học xong cấp 3, được sự đồng ý của gia đình hai bên, đám cưới của họ được tổ chức vào một ngày cuối năm 1981.
Đang ngất ngây trong men say tình yêu và ngập tràn trong niềm hạnh phúc thì vào một ngày đầu tháng 2/1982, anh Sơn lên đường nhập ngũ. Tiễn chồng vào quân ngũ, chị lại trở về thực hiện phận sự dâu con, với cánh đồng đầy nắng gió.
Sau khi nhập ngũ, anh Phan Huy Sơn được bổ sung vào quân chủng Hải quân, đơn vị lúc đầu đóng quân ở vùng Cửa Hội thuộc huyện Nghi Lộc. Sau đó, được điều chuyển ra Hải Phòng học y tá, rồi học lên y sỹ. Học xong lớp y sỹ quân y, anh được điều động ra đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa nhận công tác.
Hai năm sau kể từ ngày nhập ngũ, anh Sơn được trở về thăm gia đình. Một mầm sống mới, kết quả tình yêu của anh chị hình thành. Từ đảo xa nhận được tin này, anh Sơn hạnh phúc và sung sướng đến phát khóc.
Trong thư anh kể rằng khi cầm bức thư báo tin mừng của người vợ yêu dấu, anh hò reo như một đứa trẻ lâu ngày được gặp mẹ. Bức thư được chuyền tay khắp đơn vị, đồng đội cùng ăn mừng bằng cách mổ thịt một cơn lợn mới nhận từ đất liền gửi ra. Đêm đó, anh em cán bộ, chiến sỹ đảo Song Tử Tây đàn hát đến tận khuya.
Thật không may, bé Phan Huy Hà - con trai đầu lòng của anh chị bị dị tật, não phát triển không bình thường, thân hình quặt quẹo. Nhưng mỗi khi thư từ qua lại, anh chị thường động viên nhau rằng đó là giọt máu của chính mình, là đứa con mình dứt ruột đẻ ra nên dù thế nào cũng phải yêu quý nó. Thương nhớ anh, chị dồn hết tình cảm vào việc chăm sóc bé Huy Hà.
Lá thư cuối cùng
Bốn năm sau, anh Phan Huy Sơn được về phép lần thứ 2, đó là dịp sau Tết Nguyên đán năm 1988. Thông thường, kỳ nghỉ phép kéo dài tới 15 ngày nhưng mới hơn một tuần, anh liên tục nhận được 3 bức điện từ đơn vị vào quân cảng Cam Ranh gấp để ra đảo làm nhiệm vụ.
Nhận được điện, anh Sơn lập tức thu xếp việc gia đình để lên đường theo lệnh của đơn vị. Vào một ngày trung tuần tháng 3/1988, khi đang làm cỏ trên đồng làng, tình cờ chị Ninh nghe Đài tiếng nói Việt Nam (phát qua loa công cộng) phát thông tin ngày 14/3, có 3 chiếc tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam bị đắm ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, khoảng 70 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Linh tính mách bảo chị Ninh anh Sơn có mặt trên 1 trong 3 chiếc tàu bị đắm ấy. Cảnh vật xung quanh như quay cuồng, chị Ninh ngất xỉu bên bờ ruộng, hàng xóm phải dìu chị về nhà.
Và thật trớ trêu, mấy ngày sau chị nhận được thư, bức thư anh viết vào ngày 09/3/1988, tức là trước lúc anh lên tàu 1 hoặc 2 ngày và trước lúc hy sinh 5 ngày.
 Trải qua ¼ thế kỷ, nét chữ anh Sơn vẫn còn rõ ràng, chỉ có điều bức thư đã bị rách một vài chỗ do gấp đi gấp lại nhiều lần hoặc có thể do những dòng nước mắt của chị Ninh tuôn rơi làm cho giấy ướt và rách dần.
Chị Ninh nhận thư, tiền và bưu kiện chồng gửi về được ít lâu thì đơn vị anh Sơn gửi giấy báo tử về cho gia đình. Vậy là nỗi thấp thỏm, lo âu bấy nay đã trở thành sự thật. Một lần nữa chị tưởng chừng như gục ngã.
"Có lúc tôi thật sự không cong thiết sống nhưng nghĩ tới đứa con trai tật nguyền và đứa còn lại đang nằm trong bụng mẹ nên phải gắng gượng để nuôi các con, vì chúng là giọt máu của chồng"- chị Ninh chia sẻ.
Và trong năm đó, bé Phan Thị Trang chào đời. Điều đáng mừng là bé Trang phát triển bình thường cả về thể chất lẫn trí tuệ, đó là nguồn động viên rất lớn để chị Ninh vững bước trong những ngày khó khăn, gian khổ.
Chị Ninh mở cánh tủ trước bàn thờ chồng cho chúng tôi xem kỷ vật của anh Sơn để lại trước lúc đi xa. Đó là những bộ quân phục và quần áo rất đẹp, 25 năm đã đi qua nhưng chúng vẫn còn nguyên nếp gấp và tỏa ra mùi thơm phức.
Bé Trang (giờ đã là một nữ sinh) thỉnh thoảng lại đưa áo quần bố ra giặt, là thành nếp và xịt nước hoa.
Hiện tại, chị Trần Thị Ninh vẫn tần tảo và bươn chải kiếm sống để nuôi nấng hai con. Phan Huy Hà đã gần tuổi 30 nhưng không tự lo được cho bản thân mình, dù đó là những việc nhỏ nhặt như tắm rửa, thay quần áo, thậm chí ăn cơm vẫn phải nhờ mẹ bón giúp. Đã thế, suốt ngày lại còn đi quấy rầy từ nhà này sang nhà khác.
Còn Phan Thị Trang đã tốt nghiệp đại học sư phạm nhưng giờ lại tiếp tục theo học Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An. Lý do Trang đưa ra là muốn được theo nghiệp bố. Hơn nữa, học nghề y để sau này sẽ có điều kiện hơn để chăm sóc mẹ khi già yếu và người anh trai bệnh tật.
Trước lúc chúng tôi chào tạm biệt, chị Ninh còn đưa ra "khoe" tấm ảnh vừa được xử lý bằng phần mềm photoshop. Bức ảnh ấy có đầy đủ các thành viên trong gia đình.
Ngoài chị Ninh và Trang, có Huy Hà với khuôn mặt và vóc dáng bình thường. Đặc biệt, có anh Phan Huy Sơn đứng bên cạnh chị và các con, cả gia đình cùng nở nụ cười hạnh phúc. Niềm hạnh phúc ấy rất đỗi bình thường đối với nhiều gia đình, nhưng với gia đình chị Ninh thật đỗi xa xôi...
Công Kiên

13 thg 4, 2013

Dự thảo Hiến pháp sửa đáng kể so với ban đầu


   (dangnba)Nhiều cử tri rất bức xúc khi góp ý dự thảo Hiến pháp được khép tội “suy thoái”, “lợi dụng”. Hôm nay trên Vietnamnet đăng bài Dự thảo Hiến pháp sửa đáng kể so với ban đầu. Dân có quyền lập hiến là điều mọi cử tri mong mỏi, đừng để "Hãy đợi đấy" như hoạt hình của Nga.
  Sau 3 tháng lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Hiến pháp bản mới đã có những sửa đổi đáng kể so với ban đầu. Chế độ chính trị, điều 4... đều có hai phương án.
  Hôm qua (12/4), UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp mới cùng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Rất nhiều ý kiến đã được tiếp thu. Với những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, ban soạn thảo để ngỏ bằng cách trình hai phương án.
Tên nước
Về chế độ chính trị, ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho hay, rất nhiều ý kiến người dân đóng góp cho tên nước.
Theo đó, trong quá trình góp ý, người dân đề xuất lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bởi cho rằng tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám đầy gian khổ, quyết liệt.
Tên gọi này đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ, đồng thời cũng được khẳng định trong Hiến pháp các năm 1946, 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của một nhà nước dân chủ. Mặt khác, tên gọi này phản ánh đúng trình độ phát triển của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tính chất của nền kinh tế định hướng XHCN.
Đây là tên gọi có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời lại thuận lợi hơn cho ta trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới, góp phần phát huy và tranh thủ được các nguồn lực trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước.
"Việc lựa chọn tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục phát triển đất nước theo định hướng XHCN bởi chủ trương, đường lối, pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của Hiến pháp vẫn đang khẳng định mục tiêu này".
Theo UB dự thảo, chỉ một vấn đề "lấn cấn", đó là nếu đổi tên nước sẽ gây tốn kém, phức tạp trong quá trình thay đổi tên gọi, đồng thời có thể còn bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường đi lên CNXH.
Chính vì vậy, ban dự thảo đề xuất hai phương án. Theo đó, phương án một thể hiện là: "Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là một nước độc lập, dân chủ, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời".
Phương án hai được viết như sau: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa".
Đảng chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình
Tiếp thu ý kiến người dân, điều 4 Hiến pháp cũng đã có những sửa đổi đáng kể.
Theo đó, ngoài phương án cũ (Đảng cộng sản VN, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động...), UB dự thảo đề xuất thêm phương án mới, nêu định nghĩa ngắn gọn: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Những nội dung nêu bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng thì đã được thể hiện trong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng.
Ngoài ra, khoản 2 trong phương án mới cũng có một số thay đổi. Thay vì quy định "Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình", phương án mới đổi thành "chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình".
Trước đó, rất nhiều ý kiến của người dân đề xuất viết điều 4 ngắn gọn, súc tích. Bởi nếu quá phụ thuộc vào câu chữ trong Cương lĩnh hay Điều lệ sẽ dẫn đến cứ dăm năm sẽ sửa Hiến pháp một lần cho phù hợp văn kiện Đảng.
Cũng theo UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều ý kiến người dân đề nghị làm rõ cơ chế lãnh đạo của Đảng, cơ chế chịu trách nhiệm và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng, sự cần thiết ban hành luật về Đảng. Tuy nhiên, UB cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng là về mặt chính trị thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng, chính sách, chủ trương lớn. Cách thức cũng như nội dung lãnh đạo cần có sự uyển chuyển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Hiện, sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng đang được tổng kết, nghiên cứu. Quy định mọi tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
"Vì vậy xin không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào Hiến pháp", UB dự thảo kết luận.
Lực lượng vũ trang
Về nội dung bảo vệ Tổ quốc, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết riêng điều 70 đang có hai loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với những sửa đổi, bổ sung của dự thảo song đề nghị đảo cụm từ "lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân" lên trước cụm từ "trung thành với Đảng".
Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ như Hiến pháp hiện hành, không quy định "lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng". Bởi, thực tế cho thấy với quy định như lâu nay vẫn đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện lực lượng vũ trang.
Tiếp thu các luồng ý kiến khác nhau nói trên, cơ quan soạn thảo chuẩn bị hai phương án.
Phương án một, giữ nguyên như Hiến pháp hiện hành. Phương án hai, sửa đổi quy định hiện hành và sửa lại so với dự thảo trình lần đầu. Đó là, "lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng cộng sản Việt Nam".
Ngoài những vấn đề trên, bản dự thảo mới còn có nhiều sửa đổi khác về thu hồi đất, chế định Chủ tịch nước... VietNamNet sẽ tiếp tục giới thiệu đến độc giả.
Thời gian tới, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp tục tập hợp ý kiến nhân dân. Xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình đề trình Bộ Chính trị, BCH Trung ương và QH tại kỳ họp tháng 5 tới. Đồng thời, tiếp tục cập nhật kết quả lấy ý kiến nhân dân cho đến hết tháng 9.
Lê Nhung

12 thg 4, 2013

Thích nghe lời nói dối là hỏng


   Ông Lê Hiếu Đằng, cựu phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC rằng ông có tham dự một số cuộc trao đổi góp ý Hiến pháp và các ý kiến ‘nói thẳng nói thật’ đều đi ngược lại ý kiến Nhà nước.
Ông lấy dẫn chứng một buổi họp góp ý Hiến pháp của Câu lạc bộ kháng chiến thành phố Hồ Chí Minh là ‘đều có ý kiến khác cả’.
Tuy nhiên ông cũng nói rõ rằng những cuộc họp có ‘ý kiến khác’ đều do các nhóm dân sự xã hội tổ chức trong khi các cuộc hội thảo góp ý do Nhà nước tổ chức đa phần đều ủng hộ Đảng.
“Những cuộc họp của Nhà nước thì người ta chuẩn bị sẵn. Họ chỉ định một số người phát biểu như cò mồi,” ông cho biết, “Như vậy sẽ đưa ra kết quả như họ nói.”
  Ông kể rằng có một hội nghị do chính quyền tổ chức mà ông có nhận được thư mời tham dự. Nhưng sau đó có người gọi đến đến cho ông bảo ‘Thôi anh đừng đến’, “Họ sợ có ý kiến khác,” ông giải thích.
   Tuy nhiên, ngay cả các hội nghị do chính quyền đứng sau này, theo ông Đằng, vẫn có người dám nêu lên ý kiến khác biệt.

9 thg 4, 2013

Bù lỗ vào dân: “Trận đánh đẹp” tiếp diễn?


 Phạm Chí Dũng con của một cán bộ thường vụ Thành ủy TP HCM có bài viết trên BBC sáng nay, Phạm Chí Dũng công tác tại Ban Tôn giáo đã từng ngồi bóc lịch vì tội cung cấp thông tin trên mạng.

Thông điệp của Bộ công thương như một sự thách thức đối với dư luận.
Nhưng “Không tăng giá điện vào tháng 4/2013” không có nghĩa là giá điện sẽ không được đẩy lên vào những tháng sau đó, thậm chí ngay vào tháng 5/2013, trùng với kỳ họp Quốc hội diễn ra.

“Trận đánh đẹp”

“Trận đánh đẹp” - như một cụm từ tự hào và tự tôn mà đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc Công an Hải Phòng, "ưu ái" dành cho ông Đoàn Văn Vươn, đã tạm kết thúc cái phần chưa hề có hậu của nó.
Nhưng một “trận đánh” khác về quốc kế dân sinh lại vẫn không ngừng điểm nổ…
Điện và xăng dầu từ nhiều năm qua đã làm nên cái thế “hiệp đồng binh chủng” xuất sắc như thế.
“Buộc phải tăng giá xăng dầu” - một phát ngôn của Bộ trưởng kiêm chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam, phát lộ trong cuộc họp báo ngay sau đợt tăng giá xăng dầu hoàn toàn bất ngờ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolinex) vào cuối tháng 3/2013.
Báo chí Việt Nam cũng nhân dịp này để sáng tạo ra một từ mới về nghệ thuật chiến thuật: “Đánh úp”.
“Trận đánh đẹp” cũng vì thế đã được bảo đảm yếu tố bất ngờ như một yêu cầu không thể thiếu của nghệ thuật chiến tranh du kích.
Thuyết minh cho việc vì sao không công bố trước cho dân chúng biết về quyết định tăng giá xăng dầu, giới chức điều hành Bộ công thương nêu ra lý do là “quyết định này đóng dấu “Mật” để tránh bị các nhóm đầu cơ xăng dầu lợi dụng”.
Nhưng bản kết luận của Thanh tra chính phủ về “sai phạm 3.400 tỷ đồng ở Đà Nẵng”, được tung ra vào đầu năm 2013 khi bí thư thành ủy của thành phố này - Nguyễn Bá Thanh - vừa dợm chân ra Hà Nội nhận chức trưởng ban nội chính trung ương, lại như vượt qua toàn bộ giới hạn của quy trình bảo mật vốn được tận tình khép kín.
Tính quy trình bởi thế cũng đang trở nên đảo lộn.

Đánh úp!

Trong nhiều lần trước đây, hành động tăng giá xăng dầu và điện thường diễn ra theo quy trình từ dưới lên, tức phải có văn bản đề nghị từ Petrolimex và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), sau đó cơ quan chủ quản là Bộ công thương mới “hiệp thông” với một cơ quan khác là Bộ tài chính để quyết định.
Tuy nhiên, có vẻ như tính quy trình nghiêm cẩn như thế đã thường dẫn đến hệ quả phản quy trình, với điều bị các quan chức phàn nàn là “lọt lộ” thông tin ra báo giới - một “đối tượng” vốn không bao giờ bỏ qua hành vi tăng giá và càng không muốn lãng quên động cơ “bù lỗ vào dân”, kéo theo hành động phản biện diện rộng trong dư luận, giới chuyên gia, cùng giới truyền thông xã hội - “đối tượng” vẫn bị xem là “lề trái” hoặc tốt lành hơn là “lề dân”.
Trong một số trường hợp, không khí phản biện gay gắt và phẫn nộ của xã hội đã làm bật ngửa những người muốn “đánh úp”.
Song, “rút kinh nghiệm sâu sắc” sau mỗi trận đánh cũng là bài học không thể thiếu để những trận đánh sau đó được tốt đẹp hơn.
Không mấy ngạc nhiên là vào lần tăng giá xăng vừa qua, vai trò của Bộ công thương lại trở nên nổi bật và sẵn lòng “đứng mũi chịu sào”, thay cho tình cảnh Petrolimex vẫn luôn bị báo chí chĩa mũi dùi công kích mạnh mẽ như những lần trước đây.
Nhưng vào lần này, vai trò trên còn tỏ ra đắc dụng hơn, đúng nghĩa “cơ quan chủ quản”.
Sau “trận đánh úp” về giá xăng dầu, Bộ công thương lập tức phát đi một thông điệp: người dân có thể “yên tâm” vì giá điện sẽ không tăng vào tháng 4/2013.
Vì sao Bộ công thương lại tỏ ra “nhân đạo” một cách khác thường như vậy?

“Định hướng làm nghèo đất nước”

Cũng “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ nhiều chiến dịch tăng giá điện và xăng dầu ít ra trong vòng vài năm qua, và đặc biệt hơn là vào năm 2012 trước mỗi kỳ họp của Quốc hội, dư luận trong nước lại có nhiều lý do để không ngớt lo âu.
Với tư cách là “anh em sinh đôi” từ lâu nay, xăng tăng giá luôn dẫn đến giá điện nhảy lên và cứ thế thay phiên nhau làm nên một cuộc đua không tiền khoáng hậu, dẫn dến giá cả hàng tiêu dùng và sinh hoạt tăng vọt cùng bóng ma lạm phát gần 20% của năm 2011 đang lừng lững quay trở lại vào đầu năm nay.
Những ngày cuối năm 2011… Một sự khích lệ lớn lao cho Petrolimex chính là tiền lệ mà EVN đã tiên phong thực hiện thành công khi giá điện được đẩy lên 5% mà không gặp trở ngại đáng kể nào từ phía dư luận, trong khi lại nhận được thái độ đồng thuận của “mẹ đỡ đầu” của nó là Bộ công thương.
Trước đó, dư luận đã “hành hạ” thậm tệ doanh nghiệp độc quyền kinh doanh điện. “Cậu ấm hư hỏng” cũng đã trở thành biệt danh bền vững của công luận dành riêng cho EVN.
Trong bối cảnh EVN đưa ra không ít lý do để tăng giá điện, thì về phía ngược lại, các chuyên gia phản biện xã hội cũng có rất nhiều lập luận phản bác lại những nghịch lý của tập đoàn này.
Một trong những phản biện gia tiêu biểu là TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội, người đã nêu ra bảy nghịch lý về thị trường điện ViệtNam.
Nghịch lý lớn nhất - còn lớn hơn cả giá xăng dầu, là giá điện luôn chỉ có một chiều tăng lên, bất chấp những trồi sụt trên thị trường giá cả trong và ngoài nước. Hoặc, cả nước thiếu điện nhưng một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không được ký hợp đồng bán điện với EVN với lý do dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên mạng lưới quốc gia.
Hoặc, ngành điện luôn kêu lỗ do đầu tư đa ngành và thiếu vốn đầu tư nhưng lương nhân viên EVN lại gấp nhiều lần lương trung bình xã hội. Vẫn chưa phải hết, sự lạm dụng khái niệm “an ninh năng lượng” đã được EVN sử dụng như một chiêu trò nhằm phục vụ cho cái “chợ đen” về giá điện của họ được củng cố và thúc đẩy bởi vị trí độc quyền và vai trò độc tôn mà từ đó áp đặt gánh nặng lên đầu người dân, bất chấp ý chí “lấy dân làm gốc” đã trở nên một tiêu ngữ lỗi thời…
Thế nhưng dường như bất chấp làn sóng phản biện, EVN vẫn kiên định về “định hướng làm nghèo đất nước”.
Một trong những lý do chủ yếu mà EVN dùng để thuyết minh cho việc tăng giá bán điện là “bù đắp những khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành”.
Số lỗ đó lên đến 31.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,5 tỷ USD, cho đến nay vẫn chưa được EVN tự làm rõ.
Từ năm 2011 đến nay, trong nghịch cảnh suy thoái nhưng giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm lại vọt lên đến 50%, số lỗ lũy kế của EVN cũng tiếp tục gia tăng quy mô và giá bán điện vẫn tiếp tục được đẩy cao hơn, bất chấp số doanh nghiệp phải giải thể và phá sản đã lên đến hàng trăm ngàn - như một con số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu năm 2013.

Trách nhiệm của Chính phủ?

Khi cơ chế độc quyền bất chấp tính liêm sỉ vẫn đang dẫn dắt xã hội vào cái ma trận chết người của nó, kẻ đóng thuế chỉ còn lại duy nhất một đặc ân được nhóm lợi ích ban cho - quyền được chọn lựa một trong những phương án tăng giá điện của EVN.
Sẽ thật khó để cho tia hy vọng ổn định lạm phát và đời sống dân sinh còn giữ được chút le lói nếu những mặt hàng kinh tế quốc dân chủ yếu như điện và xăng dầu cứ tiếp tục leo thang, không đếm xỉa gì đến cơn dư chấn lạm phát của năm 2011 đang có cơ hội thuận lợi quay trở lại vào năm 2013 này.
Một khi giá điện vẫn được quyết định bởi một doanh nghiệp còn nguyên thế độc quyền và đặc lợi, sẽ khó có nhà nước nào tiên đoán được, càng không thể giải quyết được những hậu họa kinh tế và thảm họa xã hội gây ra bởi cảnh tượng kinh doanh vô liêm sỉ.
Giờ đây một lần nữa, Bộ công thương lại phát đi thông điệp như một sự thách thức đối với dư luận. Không tăng giá điện vào tháng 4/2013 không có nghĩa là giá điện sẽ không được đẩy lên vào những tháng sau đó, thậm chí ngay vào tháng 5/2013, trùng với kỳ họp Quốc hội diễn ra.
Nếu sự trùng hợp về thời điểm trên thực sự xảy ra, đó sẽ là một minh chứng ghê gớm cho một thứ “quyền lực độc đoán” vẫn còn gần nguyên vẹn trạng thái hoang tưởng trong não trạng những người độc trị.
Đã từng và có thể thêm một lần nữa, tư duy “bù lỗ vào dân” của EVN sẽ khiến sức chịu đựng của người dân được kích thích đến một giới hạn nguy hiểm của phản ứng xã hội.
Phản ứng xã hội cũng đã xảy ra chỉ mới vào tháng 3 năm nay, khi hàng chục ngàn người dân Bulgaria đã đổ xuống đường để phản ứng quyết liệt về tình trạng chính phủ “không làm gì cả” trước hành động tăng giá điện của hai công ty tư nhân.
Cuộc biểu tình trên còn có nguy cơ biến thành một cuộc bạo động đẫm máu.
Dù Thủ tướng Boyko Borisov của Bulgaria đã sa thải bộ trưởng tài chính, nhưng vẫn không xoa dịu được làn sóng phẫn uất từ người biểu tình.
“Tôi sẽ không tham gia vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ” - Thủ tướng Borisov khẳng định trước Quốc hội nước này. Tiếp theo đó vào thượng tuần tháng 3/2013, chính phủ Bulgaria đã quyết định từ chức
Tại Việt Nam, uy tín của Chính phủ có còn được gìn giữ phần nào trong lòng người dân hay không cũng tùy thuộc vào những can thiệp và quyết định sắp tới của thủ tướng về tăng giá xăng dầu và tăng giá điện.
Không phải bất kỳ một quyết định nào được ban hành cũng có thể đặt mọi chuyện vào thế đã rồi như việc tăng giá xăng vừa qua. Không phải bất cứ một chính sách nào gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường dân sinh và dân quyền cũng được bỏ qua một cách rất thiếu suy nghĩ.