30 thg 5, 2013

Dân cần một lời giải trình thuyết phục

(Dân trí) - Những ngày qua, việc thay đổi tên nước trở thành vấn đề sôi động trên nghị trường. Nhiều ý kiến muốn lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa song cũng không ít ý kiến giữ nguyên tên nước hiện nay. Tuy nhiên, cả hai luồng ý kiến đều có một điểm chung, đó là cần có lời giải trình thỏa đáng với dân.
 >>  “Trở lại nguyên lý cách mạng giải phóng dân tộc không thể là bước lùi”
 >>  Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước
 >>  Không xem xét đổi tên nước cũng phải giải trình thuyết phục
   Khi đề xuất hai phương án trình Quốc hội cách đây chưa lâu, đối với phương án lấy lại tên Việt Nam dân chủ cộng hòa, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lập luận tên này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được long trọng công bố qua Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch, được thể hiện qua 2 bản Hiến pháp (1946 và 1980), phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới…

Trả lời về lý do vẫn giữ nguyên tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa qua, ông Phan Trung Lý - Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp cho biết việc thay đổi tên nước trong thời điểm này sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp… Phương án này cũng tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ.

Lời giải trình trên đã không được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri chấp nhận.

Trước hết, nói về việc “lợi dụng”, “xuyên tạc”, “xa rời mục tiêu”… Xin thưa, đối với một số người cố tình xuyên tạc, bóp méo thì dù thay hay không thay hoặc thay bằng bất cứ tên nào khác, họ cũng sẽ bóp méo và xuyên tạc. Tuy nhiên, đây là số ít, không nhất thiết phải quan tâm.

Cũng xin không đề cập ý kiến “ngộ nghĩnh” đến khó hiểu như việc đổi tên nước “… chỉ một số tiểu thương quan tâm" của đại biểu Phạm Trường Dân, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.

Xin chỉ đề cập đến một số lý do còn lại.

Về lý do phức tạp trong các thủ tục hành chính như thay đổi quốc huy, con dấu, quốc hiệu… có lẽ không khó khăn cho lắm đối với thời đại khoa học và công nghệ hiện nay. Vả lại, việc thay con dấu chẳng hạn, có thể chúng ta tiến hành từng bước trên tinh thần ưu tiên những con dấu mang tính đối ngoại còn trên các văn bản khác, chúng ta có thể hạn định một thời gian thích hợp để thay đổi dần.

Lý do gây tốn kém cũng chưa thuyết phục bởi nếu là việc cần làm, dù tốn kém vẫn phải làm. Vào thời điểm năm 1980, khi đó kinh tế đất nước rất khó khăn, chúng ta cũng đã từng thực hiện việc này. Hiện nay, tuy kinh tế có một số khó khăn nhưng so với thời điểm đó, chúng ta có tiềm lực hơn ngàn vạn lần.

Có lẽ điều mà gây lo ngại nhất là việc thay đổi trên tiền đồng Việt Nam. Trước hết, phải xác định đây không phải là “đổi tiền” mà thực chất chỉ là thay tên quốc huy trên tiền đồng Việt Nam, có cùng mệnh giá không đổi. Vì vậy, việc thay đổi này tương tự như thay tiền cũ bằng tiền mới nên có thể thay dần trong một khoảng thời gian nào đó theo lịch trình.

Tóm lại, với những yếu tố như “gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được long trọng công bố qua Bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch, có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới…” của Quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa thì những lời giải thích của UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa thuyết phục được nhiều đại biểu và cử tri là có cơ sở.

Việc thay đổi tên nước hay không là do ý nguyện của nhân dân mà Quốc hội là người đại diện. Tuy nhiên, dù thay đổi hay không thay đổi, đại biểu Quốc hội và cử tri đều cần một lời giải trình thuyết phục bởi “phải giải thích thỏa đáng, thuyết phục, người dân mới chấp nhận” như ý kiến của đại biểu Đỗ Thị Thủy (Vĩnh Phúc).

Bùi Hoàng Tám


29 thg 5, 2013

Trái quy luật: Nghỉ sớm

Gần đây nhiều đại biểu QH ngại phát biểu vì chẳng "giải quyết được vấn đề".
In
15h30, thay vì giải lao như mọi bữa, Quốc hội kết thúc phiên họp chiều. Phần thảo luận buổi sáng ở nhiều tổ cũng “về đích” khá sớm so với thời gian biểu thông thường là 11h30.
Nếu nhìn vào nội dung cần bàn thảo thì điều này hơi khó hiểu một chút. Bởi không nhiều phiên họp tổ được bố trí thảo luận đến ba đầu việc như sáng nay. Trong đó dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy, dự án Luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật Doanh nghiệp đều là hai dự án luật mới được trình tại kỳ này.

Bên cạnh đó còn có thêm việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào, cũng không dễ gì đưa ra ngay quyết định.

Buổi chiều, thời gian làm việc chỉ có 3 tiếng kể cả nghỉ giải lao (từ 14 giờ đến 17 giờ) cũng gồm hai nội dung. Sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các đại biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Với quy trình rút gọn, được thông qua trong một kỳ họp, những tưởng đây sẽ là dự án luật được bàn thảo, tranh luận sôi nổi. Nhưng không, chỉ có 10 đại biểu nhấn nút và hầu hết đều không sử dụng hết tiêu chuẩn 7 phút, ban soạn thảo cũng không lên tiếng.

Đem thắc mắc về không khí trầm lắng không chỉ ở phiên thảo luận chiều nay tâm tư với một vị đại biểu chuyên trách, ông nhìn nhận, có nguyên nhân từ một số vị đại biểu gần đây đã xuất hiện tâm lý “ngại” phát biểu, vì “nói mãi cũng không thấy chuyển biến gì”.

Dù vậy, theo ông, nếu chịu khó chắt lọc cũng có thể tìm thấy những “viên ngọc” sáng, là những ý kiến thực sự có giá trị.

Không chỉ người viết bài này mà các đồng nghiệp trong cuộc trao đổi cũng bày tỏ đồng tình với ông.

Bởi, chả nói đâu xa, trong hai buổi thảo luận tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 hôm qua đã có không ít ý kiến được cử tri đồng cảm, và rất có thể đã lay động tâm tư của nhiều vị đại biểu khác. 

Nhà sử học Dương Trung Quốc mạnh mẽ “đòi” công cụ để có thể thực hiện việc trưng cầu dân ý, bởi bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả.

Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý nói, khi ban biên tập lập luận cho phương án tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì đã giải trình “rất thuyết phục”. Và thành viên ban biên tập, ông Dương Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho Quốc hội thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng không ngần ngại nói rằng việc lấy ý kiến nhân dân quá gấp gáp và "đối phó", trong khi Hiến pháp là "sản phẩm của nhân dân", Quốc hội thay mặt nhân dân để biểu quyết, xác định nhân dân là chủ thể xây dựng Hiến pháp. 

Luật sư Trương Trọng Nghĩa, khi thảo luận ở tổ về chương trình xây dựng luật cho 2014 cũng “xung phong” tập hợp các chuyên gia xây dựng Luật Biểu tình theo đúng Hiến pháp để tiết kiệm ngân sách nhà nước và kịp đưa vào chương trình năm sau..

Và sáng nay, góp ý về dự án Luật sửa đổi điều 170 của Luật Doanh nghiệp, một vị đại biểu đã đề nghị cơ quan trình dự án này cần phải thể hiện sự tôn trọng Quốc hội hơn nữa, phải làm rõ những vấn đề mà cơ quan thẩm tra đã yêu cầu thì Quốc hội mới có thể biểu quyết được....
 
Vẫn không quá khó để bắt gặp các ý kiến thẳng thắn và tâm huyết, chất lượng. Nhưng chừng nào mà số các vị đại biểu khi đã đến nghị trường chỉ đặt mình ở vị trí đại diện cho dân - như tâm sự của Trung tướng Trần Văn Độ - chưa chiếm tuyệt đại đa số thì Quốc hội sẽ vẫn có những phiên nghỉ sớm, dù thời gian cho mỗi kỳ họp luôn được “cân đong” kỹ càng.

Nếu không phải Quốc hội thì ai sẽ nói lên nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, vị đại biểu chiều nay nán lại trò chuyện cùng cánh phóng viên đã không đặt dấu chấm hỏi cuối câu này. Dường như ông tự nhắc mình, dù cho đến hôm nay ông vẫn là một trong số không nhiều các vị đại biểu mang tiếng “nói nhiều” ở nghị trường

Nỗi đau thời cuộc

TS Hồ Bất Khuất 
  Trước đây còn blog “Nghệ Nhân Huyện Quỳnh” mà tôi là chủ nhân, tôi thường viết để bày tỏ nhận thức của mình. Từ ngày blog bị dẹp, tôi ít viết. Nhưng nay thấy im lặng cũng không tiện, xin được nói đôi điều.
Tình hình xấu hơn chúng ta tưởng!
Cách đây khoảng 15 năm, trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân, tôi có nói, đại ý: Khi ở một dân tộc, một đất nước mà những người ưu tú không nằm trong bộ máy quyền lực thì an ninh của quốc gia đó bị đe dọa.
Nay xét tình hình của Việt Nam, dường như điều đó đang xảy ra. Tôi đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu, tham gia các hội thảo… và khẳng định: Việt Nam không thiếu người tài. Nhưng nhìn vào cách quản lý, điều hành đất nước hiện nay, không thấy người tài đâu?!
Bàn về việc sửa đổi Hiến pháp vào thời điểm hiện nay là một quyết định không mấy sáng suốt vì tình hình và điều kiện chưa phù hợp. Tình hình kinh tế – chính trị chưa thuận lợi để chúng ta làm việc này một cách có hiệu quả. Kết quả là việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp mâu thuẫn đến mức đối địch. Đã thế, một số người ra sức nói những điều nhảm nhí và nói lấy được. Ví dụ, GS.TS.Hoàng Chí Bảo nói: “Tuy nhiên, Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc. Phương hại đến quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định nó”.
Đây là ví dụ điển hình cho việc nói lấy được. Thời mà cả dân tộc thống nhất để bảo vệ Tổ quốc, người ta cũng chỉ dám nói “Ý Đảng, lòng dân”, chứ không dám nói “Đảng với dân là một”. Nếu muốn nói như vậy, ít ra phải làm một cuộc trưng cầu dân ý; kết quả thế nào mới nói được.
Kinh tế trì trệ, nợ công tăng, bọn tham nhũng lộng hành, dân mất lòng tin… đang là những cái xấu đáng lo ngại. Nay phát hiện ra là trong việc quản lý điều hành đất nước thiếu trí tuệ lớn, thiếu dũng khí, thiếu bản lĩnh. Như vậy tình hình tốt đẹp ở chỗ nào?!
Ngạc nhiên vì một nghịch lý: Cứ có chức, có quyền là người ta kém đi, hèn đi
Trong mấy chục năm đi học và đi làm, tôi quen biết nhiều người, trong đó có những người rất khá về trí tuệ và đáng trân trọng về nhân cách. Ấy là lúc họ còn làm giảng viên đại học, làm báo. Nhưng đến khi họ làm lãnh đạo thì họ lại tỏ ra rất hèn kém, thậm chí không nhận thức được những điều mà người có trí tuệ trung bình đều nhận thức “ngon lành”.
 Thoạt đầu, tôi cứ nghĩ, khi họ ngồi vào những vị trí quan trọng, có đầy đủ thông tin, có điều kiện, có quyền lực thì họ phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của mình, phục vụ đất nước tốt hơn. Nhưng thực tế diễn ra ngược lại, khiến tôi vừa mất bạn, vừa buồn lo và không thể nào hiểu nổi tại sao lại như vậy?!
Việc thiếu trí dũng đã lộ rõ
Phân tích những diễn biến Đại hội XI và các Hội nghị Trung ương Đảng gần đây thì thấy rõ điều đó. Chỉ nguyên việc bầu Ủy viên Bộ Chính trị cũng đã bộc lộ đầy đủ. Đại hội XI dự kiến bầu 17 Ủy viên Bộ Chính trị. Kết quả chỉ bầu được 14. Rõ ràng là thiếu người tài, người tốt ở trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới không bầu đủ số lượng dự kiến. Đến Hội nghị 7 bầu bổ sung, nhưng cũng chỉ bổ sung được thêm 2 người là 16, chưa đủ con số dự định.
Điều đáng nói là người được kỳ vọng nhất là ông Nguyễn Bá Thanh lại không được bầu. Nhiều người rất thất vọng về điều này, kể cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Nguyễn Bá Thanh được xem là người tài, người tốt. Vậy tại sao người tài và người tốt lại không được lựa chọn? Chỉ có thể suy ra câu trả lời: Những người không lựa chọn ông không cùng đẳng cấp như ông. Hay nói thẳng ra là họ không tài, không tốt như ông nên họ không bầu ông.
Thật ra đây là điều hợp logic. Ông Nguyễn Bá Thanh được kỳ vọng là “bàn tay sạch” chống tham nhũng có hiệu quả. Bản thân ông cũng từng tuyên bố nhiều lần như vậy. Chống tham nhũng là chống ai? Chống những người có chức, có quyền. Đại đa số các Ủy viên Trung ương Đảng thuộc loại này. Ông Nguyễn Bá Thanh không vào được Bộ Chính trị là điều mà những người biết quan sát và có đầu óc phân tích biết từ trước. Thậm chí người dân thường cũng có thể suy ra điều này: Chúng ta chưa thấy ai mài dao đưa cho kẻ sẽ cắt cổ mình.
Làm gì để bớt nỗi đau?
Một số người có vẻ hoan hỉ về việc blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất vừa bị bắt. Riêng tôi thấy rất buồn. Buồn không chỉ vì một người dám nói thẳng, nói thật bị bắt, mà còn buồn về việc lớn hơn thế, sâu hơn thế, xa hơn thế…
Có thể những bài viết của Trương Duy Nhất làm một số người không thích. Nhưng rõ ràng Trương Duy Nhất muốn góp tiếng nói của mình làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đất nước phát triển vững vàng hơn. Anh không chống phá Nhà nước. Điều này cơ quan an ninh cũng công nhận và họ bắt không phải căn cứ vào Điều 88 Bộ Luật hình sự, mà căn cứ vào điều 258.
Không nên đẩy những người có trí tuệ, có dũng khí sang “bên kia chiến tuyến” – đối lập với chính quyền. Nếu làm căng quá, đẩy họ ra nước ngoài thì chính những người làm việc này mới là những người “xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Đã có tiền lệ rồi. Mấy chục năm trước, nữ thanh niên xung phong, nữ nhà văn Dương Thu Hương bị bắt, bị tù đày, bị đẩy ra nước ngoài. Bây giờ bà ấy ngồi ở Paris, muốn nói gì thì nói mà chẳng ai trong hệ thống an ninh làm gì được. Vì sống xa đất nước nên bà ấy nói có những điều không đúng, không thật, có hại cho Việt Nam. Giá cứ để bà ấy sống ở Hà Nội, trầm mình trong thực tế sôi động ở Việt Nam và viết văn có tốt hơn không?
Bắt bớ, bỏ tù những người trung thực, có trí tuệ, có dũng khí, không hèn nhát là điều dễ. Nhưng thử hỏi: Đất nước, xã hội ta được lợi gì về điều đó?
Làm gì cũng vậy, kể cả làm công tác an ninh thì cần phải đặt ra câu hỏi: Việc mình làm có lợi nhiều hơn hay có hại nhiều hơn?
Tôi nghĩ, việc bắt Trương Duy Nhất có hại nhiều hơn (nhất là trong vấn đề tôn trọng nhân quyền, dân chủ, xây dựng xã hôi văn minh…). Hình như Trương Duy Nhất không sợ hãi, buồn lo về chuyện mình bị bắt, thậm chí anh còn khoái chí nữa là khác?! Những bức ảnh cho thấy anh đàng hoàng, đĩnh đạc, thoải mái ngẩng cao đầu; còn những người áp tải ảnh lại có vẻ lúng túng, đầu hơi cúi. Rồi thông tin cho hay anh hợp tác với công an, thực hiện mọi yêu cầu của họ cũng nói lên rằng biết rất rõ việc mình đang làm.
Tôi “đau” nhất khi thấy có người so sánh Trương Duy Nhất với Nguyễn Văn Trỗi – một người đồng hương Quảng Nam nổi tiếng khắp thế giới của anh. Họ chỉ so sánh Nguyễn Văn Trỗi – Trương Duy Nhất, còn so sánh những cái khác là việc của chúng ta. Mà càng so sánh, càng “đau”.
Có thể làm gì để nỗi đau bớt đi được không?

28 thg 5, 2013

Góp ý sửa đổi Hiến pháp

Hiến pháp 'treo' đến bao giờ?

- Cả ngày hôm nay (27/5), QH thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Buổi sáng, tại tổ Đồng Nai, ĐB Dương Trung Quốc, thành viên Ban biên tập dự thảo, đã có bài phát biểu dài 15 phút. Ông mở đầu với quyền phúc quyết của người dân:
>> Toàn cảnh Góp ý sửa đổi Hiến pháp
"Toàn nhân danh"
Quyền phúc quyết đang trở thành một nguyên lý mà tất cả các bản hiến pháp đều hướng tới. Nhưng theo tôi, hiện người dân chưa có công cụ để thực hiện quyền này.
hiến pháp, Dương Trung Quốc, quyền phúc quyết, tên nước
ĐBQH Dương Trung Quốc: Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay.Rất nhiều hội thảo, những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?
Chưa bao giờ Hiến pháp được bàn thảo một cách sôi nổi như hiện nay. Dù có rất nhiều thiện ý trong quá trình lấy ý kiến nhân dân nhưng theo tôi, chúng ta vẫn chưa có cơ sở nào để khẳng định ta đã tập hợp hết ý kiến.
Rất nhiều cuộc hội thảo, rất nhiều cuộc sinh hoạt xã hội. Và những tập sách dày. Nhưng ta có thể nói đây là tất cả ý kiến nhân dân không?
Bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian sôi nổi lấy ý kiến nhân dân. Chúng tôi đã tiếp nhận được một bản dự thảo phong phú với tinh thần cởi mở, nhiều ý kiến khác nhau. Đó cũng là thời điểm mà đưa ra hai phương án đổi tên nước. Lần đầu tiên Chủ tịch QH khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho QH thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.
Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng, tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu.
Tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất ta phải giải quyết là tình trạng "treo" Hiến pháp.
Trong các bản Hiến pháp đã đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền của người dân, trong đó có quyền dân thể hiện quyền phúc quyết của mình. Vậy nhưng ta vẫn cứ treo suốt 68 năm qua. Không phải chuyện gì xa lạ mà là những vấn đề rất gần mà ta đã nhiều lần đề cập.
Thứ nhất, quyền tự do hội họp và biểu tình như đã nêu ngay trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp nào cũng được nhắc tới. Rồi luật Biểu tìnhmà cho đến những kỳ họp gần đây nhất đã nhất trí soạn thảo, coi đó là công cụ quản lý xã hội và thể hiện quyền của người dân.
Thứ hai là quyền lập hội. Người dân phải có cơ hội và diễn đàn để thể hiện quyền của mình. Dự thảo luật về hội chúng ta cũng đã bàn thảo rất nhiều lần rồi. Sửa đi sửa lại không ít lần, mà giờ vẫn gác lại.
Thứ ba là trưng cầu dân ý, vấn đề phổ quát của toàn thế giới và trong tất cả các văn bản đều đề cập tới. Tôi đã có cơ hội cùng các nhà lãnh đạo đi khảo sát ở các nước, hình như cũng có cơ quan được phân công chủ trì xây dựng luật. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa có công cụ ấy. Vậy người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng như thế nào? Không có. Bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi.
Tôi cho đây là các vấn đề cần phải khắc phục.
Trong chương trình xây dựng luật của QH không hề đề cập đến luật Biểu tình, đến luật về hội và câu chuyện trưng cầu dân ý. Vậy thì chắc chắn nếu Hiến pháp này thông qua lại tiếp tục treo. Và không biết treo đến bao giờ. Tôi cho rằng, lẽ ra QH nên trang bị các công cụ này, có được những luật này thì việc lấy ý kiến nhân dân mới đi vào đúng bản chất, chúng ta nắm bắt và định lượng được và chúng ta có quyết định. .
"Cỗ xe phải biết tiến, lùi"
Nhóm vấn đề thứ hai, về một số vấn đề ta gọi là nhạy cảm.
Bản Hiến pháp năm 1946 ra đời trong một bối cảnh  lịch sử đặc thù. Khi đó, Đảng lãnh đạo cũng phải rút vào bí mật. Nhưng có ai không nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng đâu. Hiến pháp năm 1959 là bản thứ hai mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tham gia chỉ đạo và soạn thảo. Ta vẫn thấy thể hiện rõ sự tự tin của người lãnh đạo. Như vậy, tuy không trực tiếp đề cập tới nhưng bản chất sự lãnh đạo đó nằm ở định hướng và đường lối phát triển đất nước…
hiến pháp, Dương Trung Quốc, quyền phúc quyết, tên nước
"Không vì cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài"
Hiến pháp năm 1980 có những tình huống đặc thù. Với những nội dung thể hiện việc phải xử lý tình huống ngay khi đó nên có phần duy ý chí và bị tác động bởi hoàn cảnh....
Các vấn đề như điều 4 cũng bắt đầu được ghi từ bản Hiến pháp năm 1980. Vấn đề sở hữu toàn dân cũng từ năm 1980, rồi đổi tên các cơ chế tổ chức của Chính phủ như Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhà nước. Nhưng bản Hiến pháp này cũng chỉ tồn tại được 12 năm, sau đó phải sửa bằng Hiến pháp năm 1992.
Đến lượt bản Hiến pháp năm 1992 được thông qua trong bối cảnh ta đang đứng trước rất nhiều yếu tố chưa chín muồi, trong đó có cả yếu tố hội nhập.
Sửa Hiến pháp cũng có kế thừa nhưng phải nhìn trong quan điểm lịch sử.
Như chuyện đổi tên nước. Trong quá trình thảo luận, nhiều người sợ rằng đổi tên nước như thế thì là thụt  lùi. Nhưng cỗ xe phải biết tiến biết đi lùi thì mới điều chỉnh để đi đúng hướng. Người lái xe cũng như vậy thôi, nếu cứ phăm phăm tiến về phía trước thì liệu có đi qua nổi những lúc khó khăn. Vì vậy không nên coi đó là lùi mà phải coi đó là sự trở lại với những giá trị ban đầu.
... Sự lựa chọn không phải là chính đáng hay không chính đáng mà ở chỗ phải được phân tích kỹ. Tôi rất băn khoăn ở chỗ ta đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng để tham gia, vậy mà ta lại chỉ nhân danh ý kiến nhân dân để điều chỉnh mà lại không thuyết phục thì tôi cho là sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội.
Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là sửa đổi hay làm Hiến pháp là cả một cơ hội lịch sử, bởi nó sẽ chi phối hay điều chỉnh xã hội chúng ta ít nhất trong vài chục năm.
Tôi cho là phải suy nghĩ cẩn thận, đặc biệt là xây dựng cơ chế cho người dân tham gia. Tôi mong rằng, với ý kiến hơi trái chiều một chút, đó là phải chăng ta có thể chậm lại một chút, sớm khắc phục tình trạng treo một số quyền cơ bản của công dân. Sau đó có thể làm một cách căn cơ. Với những vấn đề đòi hỏi bức xúc của xã hội bây giờ, ta có thể điều chỉnh bằng một số văn bản luật.
Không vì cái trước mắt mà phải thông qua việc sửa đổi Hiến pháp có giá trị lâu dài.
Lê Nhungghi - Ảnh: Lê Anh Dũng

25 thg 5, 2013

Phim Việt Nam


    
    Thời gian gần đây các kênh trên tivi chỉ thấy phim truyện dài tập Trung quốc,  tôi chẳng có thời gian theo dõi. Suốt ngày PR phim Việt Nam nào là dàn diễn viên “gạo cội”, kịch bản phim xuất sắc bám sát cuộc sống, khi xem toàn những diễn viên quen mặt, nội dung chẳng có gì, chỉ thấy băng nhóm xã hội đen, lừa đảo, chém giết, hiếp dâm, buôn bán ma túy ghê sợ quá, lại còn đưa hài một cách vô duyên vào nữa không xem đỡ bực. Phải chăng môn nghệ thuật Thứ Bẩy muốn phản ảnh đúng hiện thực xã hội Việt Nam ngày nay?
 Chương trình thời sự đưa tin họp Quốc hội toàn chuyện ông nói gà, bà nói vịt. Còn gì để xem nữa đây? Bóng đá trong nước không nói ai cũng biết là thế nào. Muốn xem bóng đá quốc tế phải bỏ tiền mua K+. Buồn quá! Tắt tivi.
  





21 thg 5, 2013

Một cuốn sách mới ra mắt bạn đọc


   Sau gần một năm tuyển chọn 279 bài toán hình học phẳng qua các kì thi Olympic và Quốc tế, sau đó tôi giải những bài toán này bằng kiến thức cơ bản dễ hiểu, thực sự mất thời gian, nhiều đêm mất ngủ, chỉ mong giúp các thầy cô và các em học sinh có thêm tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi. 
  Để có tài liệu này tôi đã thai nghén nhiều năm, từ khi còn là giáo viên dạy toán trường năng khiếu tỉnh Hải Hưng (nay là chuyên Nguyễn Trãi), mấy cuốn trước được nhiều độc giả yêu thích đều tái bản lần hai, cuốn này tập trung trí tuệ sức lực mục đích  nhằm chống lại sức ỳ của tư duy mà thôi
   Tài liệu dịch từ tạp chí nổi tiếng Toán học nhà trường, Kvant của Nga, trang web IMO, Hongkong, Canada...
  Lời giải không quá phức tạp, đơn giản, nội dung chương trình SGK thực sự mệt mỏi song rất vui (bìa cuốn sách này tôi tự thiết kế). Tạp chí Toán tuổi thơ có lời giới thiệu "Tuyển chọn công phu, cách giải mới khác với đáp án ban tổ chức, lần đầu công bố, chỉ sử dụng kiến thức THCS"
  Như một món quà gửi tặng người thân và học sinh yêu quý của tôi và giáo viên yêu thích môn toán.

  Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn gửi về: dangnba@gmail.com.

Bản kiến nghị 19/5


  Sáng nay Đài TNVN lên tiếng phản đối thế lực thù địch trên BBC, RFI, VOV...bênh vực Phương Uyên và Đình Nguyên Khoa. Ngày 19/5 GS Hoàng Tụy, NV lão thành Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển, Trần Việt Phương, GS Chu Hảo, GS Hoàng Xuân Phú, GS Tương Lai, ông Nguyễn Trung, ông Huỳnh Tấn Mẫm, ông Lê Hiếu Đằng... cùng với hơn trăm vị có tên tuổi được nhiều người biết đến kí tên vào bản kiến nghị đồi thả Phương Uyên và Nguyên Khoa có phải là thế lực thù địch hay không?
  Tiếp theo kiến nghị đề ngày 30-10-2012 gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên khi mới bị bắt và Lời kêu gọi thực thi quyền con người ngày 25-12-2012, chúng tôi những người ký tên dưới đây rất phẫn nộ trước bản án mà phiên tòa mở ngày 16-5-2013 tại tỉnh Long An đã tuyên đối với Nguyễn Phương Uyên (6 năm tù, 3 năm quản thúc) và Đinh Nguyên Kha (8 năm tù, 3 năm quản thúc).
Hai thanh niên yêu nước này bị kết án vì đã chống mưu đồ và hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta, chống bọn tham nhũng đang phá hoại đất nước, mặc dù họ chỉ dùng những biện pháp ôn hòa phù hợp với điều 69 của Hiến pháp Việt Nam và với Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã ký tham gia. Thái độ và lời phát biểu của hai thanh niên đó trước tòa biểu thị trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ nặng lòng vì nước, không khuất phục trước cường quyền.
Vậy mà bằng cách bắt giữ, xét xử không theo đúng quy định tố tụng hình sự và lợi dụng điều luật mập mờ – điều gọi là “tuyên truyền chống Nhà nước” mà chúng tôi đã đòi xóa bỏ – nhà cầm quyền đã đưa ra một bản án phi đạo lý, trái Hiến pháp, chà đạp quyền con người đối với hai thanh niên yêu nước. Bản án này khiến dư luận xã hội bất bình, toàn thế giới lên án; chỉ làm hài lòng những kẻ có mưu đồ bành trướng xâm hại Việt Nam.
Cùng với các nhóm và rất nhiều người khác đã lên tiếng phản đối vụ án này, chúng tôi kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước ký tên vào lời kêu gọi này.
Chúng tôi, những người ký tên lời kêu gọi này, đòi nhà cầm quyền trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và cho những người yêu nước có hành động biểu thị chính kiến một cách ôn hòa đã bị kết án và bị tù đày trong thời gian qua.
Ngày 19-5-2013
Những người ký tên ban đầu
  1. Đào Xuân Sâm, nguyên Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
  2. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên chủ tịch Hội đồng Viện IDS, Hà Nội
  3. Trần Việt Phương, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  4. Trần Đức Nguyên, nguyên trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  5. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, đại biểu Quốc hội khóa 6. TP HCM
  6. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
  7. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM, đại biểu HĐND TP. HCM khóa 4, 5, TP HCM
  8. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  9.  Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An
  10.  Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  11.  Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  12.  Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, TP HCM
  13.  André Menras – Hồ Cương Quyết. Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp
  14.  Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  15.  Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  16.  Vũ Minh Khương, TS, Hải Phòng
  17.  Hoàng Xuân Phú, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
  18.  Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo đã về hưu, Pháp
  19.  Phùng Liên Đoàn, TS, chuyên gia điện nguyên tử, Hoa Kỳ
  20.  Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự trường Đại học Liège, Bỉ
  21.  Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
  22.  Đỗ Đăng Giu, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Đại học Paris Sud, Pháp
  23.  Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
  24.  Đặng Đình Thi, Đại học Bristol, Anh Quốc
  25.  Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên IDS, TP HCM
  26.  Hà Dương Tường, GS, nguyên giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
  27.  Nguyễn Văn Tuấn, GS TS, Garvan Institute of Medical Research St Vincent’s Hospital, Australia
  28.  Trần Hữu Dũng, GS TS, WrightStateUniversity, Hoa Kỳ
  29.  Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia công nghệ thông tin, Pháp
  30.  Phạm Quang Tuấn, PGS TS, Đại học New South Wales, Australia
  31.  Nguyễn Đông Yên, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
  32.  Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Nhật Bản
  33.  Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP. HCM
  34.  Ngô Vĩnh Long, GS TS, Đại học bang Maine, Hoa Kỳ
  35.  Nguyễn Đức Hiệp, TS, chuyên gia khoa học khí quyển, Australia
  36.  Pierre Darriulat, GS TS, Viện Vật lý, Hà Nội
  37.  Nguyễn Đôn Phước, dịch giả, TP. HCM
  38.  Nguyễn Đình Nguyên, TS, Garvan Institute of Medical Research St Vincent’s Hospital, Australia
  39.  Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
  40.  Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
  41.  Vũ Quang Việt, TS, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
  42.  Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Giám đốc Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  43.  Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, lão thành cách mạng, 97 tuổi đời, 74 tuổi Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 3, Hà Nội
  44.  Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
  45.  Trần Thanh Vân, KTS, Hà Nội
  46.  Tô Văn Trường, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, TP HCM
  47.  Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
  48.  Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
  49.  Hoàng Hưng, làm thơ, viết báo tự do, TP HCM
  50.  Đào Tiến Thi, Ths, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  51.  Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận trung ương, Hà Nội
  52.  Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, nguyên Phó ban Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
  53.  Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
  54.  Trần Đức Quế, chuyên viên vận tải Bộ Giao thông Vận tải, hưu trí, Hà Nội
  55.  Vũ Thuần, lão thành cách mạng, hưu trí, Hà Nội
  56.  Đặng Tiến, nhà phê bình văn học, nguyên GS Đại học Paris 7, Pháp
  57.  Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Huế
  58.  Nguyễn Văn Chương, Directeur des Finances et de l’Administration, đã về hưu, Bỉ
  59.  Quan Vinh, chuyên viên tin học, Italia
  60.  Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
  61.  Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
  62.  Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt
  63.  Huỳnh Nhật Tấn, nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
  64.  Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ Công đoàn hưu trí, blogger, nhạc sĩ phong trào du ca Tiếng hát những người đi tới, Đà Lạt (1970-1975), Đà Lạt
  65.  Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Đà Lạt
  66.  Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
  67.  Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  68.  Trần Minh Thảo, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng
  69.  Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
  70.  Viễn Kính, nhà báo, TP HCM
  71.  Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Khang, TP HCM
  72.  Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  73.  Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
  74.  Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  75.  Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
  76.  G.B Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  77.  Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
  78.  Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  79.  Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
  80.  Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
  81.  Phạm Khiêm Ích, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội
  82.  Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM
  83.  Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
  84.  Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
  85.  Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, TP HCM
  86.  Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
  87.  Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS BS, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
  88.  Nguyễn Thị Ngọc Trai, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
  89.  Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Kiến trúc và Đời sống, TP HCM
  90.  Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp, TP HCM
  91.  Nguyễn Kiến Phước, nguyên Đại diện báo Nhân dân ở phía Nam, TP HCM
  92.  Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, nhà giáo, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh do chính phủ Pháp trao tặng, Pháp
  93.  Đào Duy Chữ, TS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP HCM
  94. Lê Xuân Khoa, nguyên phó viện trưởng Đại học Saigon (trước 1975), nguyên giào sư Đại học Johns Hopkins, Washington, DC
  95.  Đoàn Hòa, Cộng hòa Czech
  96.  Trần Hữu Khánh, TP HCM
  97.  Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, TP HCM
  98.  Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TP HCM
  99.  Bùi Tiến An, nguyên Chủ tịch Lực lượng thanh niên phụng sự lao động trước năm 1975, nguyên cựu tù chính trị Côn Đảo 7,5 năm, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
  100. Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS trường đại học Paris 13, Pháp
  101. Lương Cần Nhân, BS, Institut Mutualiste Montsouris, Pháp
  102. Hà Thúc Huy, PGS TS, trường Đại học Khoa học Tự nhiên,  TP HCM
  103. Phạm Tư Thanh Thiện, nguyên phó ban Việt ngữ đài RFI, Paris, Pháp
  104. Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Hoa Kỳ
  105. Tran  N. Vien, Bỉ
  106. Phạm Cường, đạo diễn phim, CHLB Đức
  107. Võ Tá Hân, nguyên Thành viên HĐQT Viện Đại học Quản lý Singapore
  108. Tạ Văn Tài, luật sư, Hoa Kỳ
  109. Hoàng Kháng, TS, Viện Đại học North Dakota State, Hoa Kỳ; nguyên giảng viên đại học ở Việt Nam
  110. Nguyễn Thị Hường, nghiên cứu sinh Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ
  111. Phạm Phan Long, KS, Viet Ecology Foundation, Hoa Kỳ
  112. Ngô Đức Thế, TS, Singapore
  113. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
  114. Huy Đức, nhà báo, TP. Hồ Chí Minh
  115. Ly Hoàng Ly, nghệ sỹ thị giác, TP. Hồ Chí Minh

19 thg 5, 2013

Thư ngỏ gửi bốn vị Quốc hội


  Kính gởi Anh Sinh Hùng; Chị Tòng thị Phóng;  Chị Kim Ngân; Anh Uông chu Lưu
Kính thưa các Anh, Chị
Hôm nay đúng ngày sinh của Chủ tịch HCM, cũng là thời khắc trước kỳ họp trọng đại của QH, tôi xin gởi tới quý Anh, Chị lá thư này với hy vọng có chút bổ ích cho kỳ họp này. Sở dĩ tôi không trưng chức danh của quý anh, chị vì chỉ muốn giữ trong lòng mình cái ấn tượng về một lúc nào đó đã từng có dịp gặp gỡ và làm việc với quý anh chị. Như vậy tôi chỉ muốn giữ lại cái tin cậy cá nhân của mình với các anh chị. Nay trước thềm một kỳ họp quan trọng của QH tôi xin thưa với quý anh, chị hai việc.
1.Các Anh chị nên quan tâm đến cái tòa án ở Long an đã xử tội hai sinh viên ưu tú, dũng cảm, tuổi trẻ nhưng có ý chí lớn lao đẹp đẽ. Tâm hồn họ thật đẹp, nhân cách họ cao quý. Họ yêu nước, quan tâm tới vận mệnh của dân của nước của chế độ. Đúng ra, thay cho lập tòa án đễ xử họ, chúng ta nên mở hội nghị đễ tuyên dương họ. Thử nghĩ, có vinh dự nào bằng những người lãnh đạo quốc gia biết trọng thị những công dân ưu tú của mình (kể cả trong trường hợp họ có việc làm hay cử chỉ nào đó mà mình chưa thật đồng tình.) Tôi nghĩ các anh, chị cần có thái độ về trường hợp này. Nó chỉ làm thêm sự cao thượng trong tâm hồn, và làm tăng thêm niềm quý trọng của nhân dân và xã hội đối với các anh chị. Nếu cứ đồng tình với những sai lầm không thể biện hộ như trường hợp này, các anh chị sẽ đánh mất sự kính trọng của nhân dân và xã hội, càng làm tăng thêm sự khẳng định của dư luận rằng nhà nước ta đã thoái hóa và đánh mất tính chính thống của chính nghĩa Dân tộc (vì đã xử án những người dũng cảm tố cáo hành vi vô đạo của TQ ở Biển Đông của chúng ta, tố cáo tệ nạn nội xâm, tham nhũng…) Họ ( Phương Uyên và Nguyên Kha) nói rất có lý, xử tội những người yêu nước thì tuổi trẻ làm sao còn giám yêu nước! Tôi đề nghị các anh chị bằng uy tín, bằng trách nhiêm lịch sử của mình hãy can thiệp, đưa ra Tòa án tối cao phúc quyết  và không xử tội mà tôn vinh họ, cảm ơn họ. Một nhà nước đem hành vi yêu nước của công dân ra xử tội, lại đánh tráo tội danh của họ không phải là có chính nghĩa. Đến như Hồ Chí Minh còn phải thừa nhận với thế giới rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm có cách yêu nước của ông ấy (HCM trả lời báo chi quốc tế khi đi thăm Ấn độ Năm 1956).
2.Về vấn đề lấy phiếu tín nhiệm của những chức danh do QH bầu và phê duyệt. Tôi rất lo nhiều khả năng sẽ rơi vào hình thúc mà ít thực chất. Điều này chúng ta đã lạm phát như đã lạm phát giấy bạc. Chẳng hạn như lấy phiếu tín nhiệm đối với ông chánh văn phòng QH. Bởi QH sẽ làm cái công việc hằng ngày của chủ tịch, phó chủ tich, những sếp trực tiếp của ông CVP, hay của các ban chuyên môn của QH** . Kể cả của những ông bộ trưởng, đó là việc của Thủ tướng. QH chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm với những chức vụ chủ chốt trong một số lĩnh vực đang là vấn nạn của quốc gia. Có quá nhiều vấn nạn, nhưng phải ưu tiên cho những vấn đề thiết cốt nhất, đang nổi lên trên bề mặt của tình hình Đất nước. Chứ không phải lấy phiếu tín nhiệm tràn lan 45,46 vị. Nếu làm tràn lan chắc chắn sẽ có kết quả rất hình thức, sẽ không khác gì chuyện phê bình tự phê bình của đảng và nhà nước ta lâu nay . QH phải làm trên tư cách là cơ chế tổng thể của dân tộc. Tôi kiến nghị chọn việc đễ kiểm điểm người. Có mấy việc lớn sau đây.
a.Vấn đề tái cấu trúc kinh tế. Đã đề ra ba lĩnh vực tái cấu trúc,hay dỡ đúng sai như thế nào, trách nhiệm quá khứ thế nào, trách nhiệm hiện tại thế nào. Các ông Thống đốc ngân hàng, Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Công thương thế nào. Tất nhiên họ có quyền nêu ra những kẻ liên đới chính như Thủ tướng như Bộ chính trị…
b. Có một vấn nạn lớn của cả dân tộc của cả sự tồn vong của nhà nước, đó là hệ thống hành pháp và đội ngũ công chức. Nền hành chính của chúng ta và đội ngũ công chức đang bị dư luận lên án là yếu kém, phiền nhiễu, tham ô. Có đến quá nửa công chức ngồi chơi xơi nước (công bố của những người có thẩm quyền của Bộ Nội vụ) Bộ trưởng Nội Vụ, Thủ tướng, cả ông Trưởng ban Tổ chức TƯ, và bộ chính trị nữa.
c.Vấn đề đầu mối của mọi đầu mối đó là trách nhiệm của TBT và Bộ chính trị. Có người nói những chức danh này không do QH bầu hoặc phê duyệt nên không thể lấy phiếu tin nhiệm. Tuy thế QH lại có trách nhiệm pháp lý là phải giám sát cái thực thể là Đảng như là một thành tố củahệ thống nhà nước đã được ghi trong Hiến pháp. Nếu không có điều 4 thì không thể lấy phiếu tin nhiệm đối với những chức danh chủ chốt của đảng. Nhưng Hiến pháp đã ghi nhận đảng là người lãnh đạo nhà nước và xã hội, thì đương nhiên đảng phải coi như có vinh dự được QH lấy phiếu tín nhiệm. Nếu chúng ta bỏ qua vấn đề này ( thì) sự bỏ phiếu tín nhiệm bị coi như hình thức nửa vời. Có thể kỳ này chưa lấy phiếu tín nhiệm đối với TBT và BCT, nhưng phải đưa ra và có quyết nghị về vấn đề này. Nếu chỉ mình các anh chị đưa vấn dề này ra người ta có thể kết án các anh chị là đã gây khó dễ cho đảng. Nhưng đây là ý kiến của nhiều người dân có tư cách và trách nhiệm công dân. Điều này chỉ càng làm cho cái pháp quyền và cái tổ chức quyền lực tối cao của đất nước ngày càng trở nên thực chất hơn mà thôi.
d. Nếu đễ chín ngày lấy phiếu tín nhiêm không có trọng tâm trọng điểm,thật rất dễ rơi vào hình thức vì sẽ có nhưng kết luận có thể tốt nhưng vô bổ.kết quả sẽ chỉ là như một cuộc sinh hoạt cơ quan bình thường.Nếu dành chín ngày vào mấy vấn đề then chốt có thể có ích nhiều trong tình hình hiện nay.
Tôi một kẻ U 80, bắt chước lời kết của Kê minh thập sách lời của vị Thánh mẫu được Nhà vua Lê Thánh Tông phong tặng mỹ hiệu “Chế Thắng Phu Nhân”( người chế định được mưu lược đễ chiến thắng), mà có dịp các anh chị nên vào Kỳ anh đễ chiêm bái, Bà rất thiêng, cầu gì được nấy, nhất là cầu cho nước trị, dân an .Mấy lời quê mùa bộc trực xin được chấp nhận, điều hay thì giữ, điều dỡ thì bỏ đi. Chỉ mong nước trị dân an đó là ý nguyện của kẻ thôn dân này.
Hà nội Trước ngưỡng kỳ họp QH Tháng 5-2013. Người già sống ở Ô Đồng Lầm kinh thành Thăng long-Nguyễn Khắc Mai.

Ngày Chủ nhật BUỒN


   Ngày Chủ nhật này cũng như bao ngày khác, riêng hôm nay dạy sớm treo cờ Tổ quốc theo thông báo của tổ dân phố. Vào mạng lướt qua thấy nhiều bài viết về ngày 16/5 buồn quá, không biết thư này có đến tay GS Đàm Thanh Sơn và GS Ngô Bảo Châu không?
Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em

H Ngc Nhun: NHC !